Phân tích các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Viết chỉ tiêu viết c2 3 gân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 62 - 69)

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính

Sự phát triển của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá thông qua sự tăng trưởng của các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tê như huy động vốn ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu:

Ch

ỉ tiêu t ổ ng ngu ồ n v ố n ngo ạ i t ệ

Biểu đồ 0.7. Tổng nguồn vốn ngoại tệ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2014- 2016

ĐVT: 1.000 USD

Biểu đồ 2.7 cho thấy tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh Thành Đơ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đạt 53.326 nghìn USD, tăng 13% so với năm 2014, năm 2016 tồng nguồn vốn ngoại tệ cũng tăng, mức tăng đạt 29,42%, mức tăng trưởng gấp hai lần mức tăng của năm 2014. Như vậy, chỉ sau 2 năm, tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đã đạt tới 75.550 nghìn USD, tăng trưởng gần gấp hai lần. Xu hướng tăng dần của tổng nguồn vốn ngoại tệ qua các năm cho thấy nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tích cực sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động thanh tốn quốc tế của chi nhánh. Do đó, tổng nguồn vốn ngoại tệ

Doanh số kinh doanh ngoại tệ 1200000 1.103.500 1000000 839.400 800000 706.800 600000 400000 200000 0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

tăng dần như vậy cho thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTQT theo phương thức L/C; đặc biệt là L/C xuất khẩu và từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của L/C nhập khẩu- các doanh nghiệp nhập khẩu mở L/C có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh hơn.

Ch

ỉ tiêu ho ạt độ ng kinh doanh ngo ạ i t ệ

Biểu đồ 0.8. Doanh số kinh ngoại tệ giai đoạn 2014- 2016

ĐVT: 1.000 USD

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng nước ngồi và ngân hàng trong nước có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ như ANZ, HSBC hay Vietcombank. Thế nhưng biểu đồ 2.8 trên cho thấy đứng trước những thách thức về đối thủ cạnh tranh cũng như những bất ổn về lạm phát, tỷ giá, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Maritimebank nói chung và chi nhánh Thành Đơ nói riêng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Năm 2015 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 839.400 nghìn USD, tăng tương ứng 18,5% so với doanh số năm 2014; doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2016 tăng xấp xỉ 24% so với năm 2015. Điều đó cho thấy những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng có những bước phát triển. Hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh không phụ thuộc nhiều vào việc mua bán ngoại tệ nhỏ lẻ của khách hàng cá nhân mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: các doanh nghiệp nhập khẩu muốn mở L/C thì cần phải có nguồn ngoại tệ để ký quỹ, đảm bảo thanh tốn do đó khi tiến hành mở L/C tại chi nhánh Thành Đô,

khách hàng thường yêu cầu mua ngoại tệ ngay tại chi nhánh; còn với các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán hàng hóa dịch vụ từ đối tác nước ngồi, các doanh nghiệp thường bán lại cho chi nhánh Thánh Đô để thu về VNĐ chi trả và sử dụng trong nước.

Ch

ỉ tiêu ho ạt độ ng tín d ụ ng xu ấ t- nh ậ p kh ẩ u

Bảng 0.3. Cơ cấu tổng dư nợ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2014- 2016

ĐVT: 1.000 USD

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014- 2015 Chênh lệch 2015- 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ XNK 86,4 4 73 3,8 98 4,3 -13,4 -18,36 25 25,5 Tổng dư nợ 2.160 100 1.923 100 2.274 100 -237 -12,32 351 15,44

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016)

Cùng với sự sụt giảm của tổng dư nợ chung của chi nhánh trong năm 2015, hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh cũng có chiều hướng giảm theo. Năm 2015 dư nợ XNK giảm 13,4 nghìn USD, giảm tương ứng 18,36%. Nhận thức được điều này, trong năm 2016 vừa qua chi nhánh đã không ngừng tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để họ đầu tư các thiết bị vật tư hàng hóa, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đạt chất lượng cao và hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng phát triển. Về xuất khẩu, chi nhánh cũng tăng cường hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn để bổ sung nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ các biện pháp đúng đắn đó mà trong năm 2016 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh cũng như dư nợ xuất nhập khẩu đã có xu hướng gia tăng: tổng dư nợ tăng 15,44% và dư nợ xuất nhập khẩu tăng 25,5% so với năm 2014.

Hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh đã góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt nam trên địa bàn quận Long Biên xuất/ nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, thuận lợi, đúng thời hạn và an toàn. Mặt khác, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu phát triển cũng là tín hiệu tốt cho thấy hoạt động thanh toán theo

phương thức tín dụng chứng từ những năm qua cũng đang trên đà phát triển. Ch

ỉ tiêu m ức độ đa dạ ng s ả n ph ẩ m ho ạt động thanh toán theo phương thứ c tín d ụ ng ch ứ ng t ừ

Các sản phẩm bổ trợ cho phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa khá đa dạng:

− Tài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay là sản phẩm mà theo đó khách hàng của Ngân hàng Maritimebank được thanh toán L/C theo kỳ hạn trả chậm (tối đa 180 ngày) nhưng người thụ hưởng vẫn được ngân hàng nước ngoài trả ngay trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của ngân hàng đại lý trước khi mở L/C.

− Tài trợ nhập khẩu bằng lơ hàng nhập: đây là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn (tối đa 09 tháng) của Ngân hàng Maritimebank cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lơ hàng thanh toán qua Ngân hàng Maritimebank và đảm bảo bằng chính lơ hàng đó thơng qua phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng Maritimebank như: quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, năng lực tài chính, mối quan hệ- uy tín với Ngân hàng Maritimebank, mặt hàng tài trợ, tài sản đảm bảo,…

− Sản phẩm chiết khấu hối phiếu đòi nợ: Ngân hàng Maritimebank cấp tín dụng cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu địi nợ kèm bộ chứng từ hàng xuất khẩu đòi tiền theo L/C tại Ngân hàng Maritimebank. Sản phẩm này giúp cho khách hàng đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng tính thanh khoản của bộ chứng từ, chủ động quản lý dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, cũng như tăng khả năng cạnh tranh.

− Sản phẩm tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm: Ngân hàng Maritimebank thực hiện ứng trước tiền thanh tốn bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình qua Ngân hàng Maritimebank theo L/C trả chậm cho khách hàng khi nhận được xác nhận chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Tại thời điểm ứng trước, người xuất khẩu coi như được Ngân hàng Maritimebank mua đứt bộ chứng từ xuất khẩu và người xuất khẩu không phải quan tâm về việc ngân hàng phát hành có thanh tốn đúng hạn hay không.

Ch

ỉ tiêu th ờ i gian th ự c hi ệ n thanh toán L/C t ại chi nhánh Thành Đô

Thời gian thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng Ngân hàng Maritimebank chi nhánh Thành Đô từ 2 đến 3 ngày, thời gian thực hiện thanh toán L/C xuất khẩu từ 3 đến 4 ngày. Tổng thời gian thanh tốn L/C cịn phụ thuộc vào

chậm 45 ngày thì sẽ trả sau 45 ngày. Tùy vào hoạt động thanh toán và thời gian thỏa thuận trên chứng từ mà ngân hàng sẽ thực hiện các quy trình nghiệp vụ của mình. Nhìn chung, mọi quy trình đều

được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể, cán bộ nghiệp vụ được giao nhiệm vụ yêu cầu làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo công việc của khách hàng ln được thuận lợi. Chính vì vậy, thanh tốn quốc tế theo phương thức L/C luôn đảm bảo thời gian nhanh nhất sau khi hồn tất chứng từ thanh tốn.

Ch

ỉ tiêu m ức độ sai sót c ủa điệ n thanh toán L/C

Tỷ lệ điện sai, gây tổn thất cho khách hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số điện thanh toán của chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2016, tỷ lệ điện sai sót trong thanh tốn bằng 0. Điều đó cho thấy cán bộ thanh tốn quốc tế cũng như kiểm soát viên của chi nhánh làm việc hết sức cẩn thận, thực hiện đúng quy trình và thủ tục trong hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Thêm vào đó, để hạn chế tới mức thấp nhất mức độ sai sót như năm 2016, chi nhánh Thành Đô đã không ngừng nâng cấp, gia tăng công nghệ hiện đại cũng như mạng truyền thông; hỗ trợ cho các giao dịch được khởi tạo và thực hiện nhanh chóng, chính xác, khơng gây ra các rủi ro ảnh hưởng đến uy tín cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Viết chỉ tiêu viết c2 3 gân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 62 - 69)