Khai thác nguồn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Viết chỉ tiêu viết c2 3 gân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 102)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo

3.2.1.7. Khai thác nguồn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng gắn bó mật thiết với hoạt hộng khai thác nguồn ngoại tệ. Do đó nếu khơng khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh, chi nhánh sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của khách hàng, buộc phải mua lại ngoại tệ của ngân hàng khác với chi phí cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bởi vậy, một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn ngoại tệ được đề xuất như sau:

Trong những thời điểm cần thiết, để thu hút nguồn ngoại tệ từ khách hàng bằng giải pháp truyền thống, đó là tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Giải pháp này sẽ khiến cho chi phí của chi nhánh tăng cao, do đó nó chỉ nên được tiến hành trong thời điểm cấp bách, việc thiếu hụt ngoại tệ là quá lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động TTQT.

Thêm vào đó, chi nhánh cũng nên tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút họ tiến hành thanh tốn thơng qua chi nhánh như chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thấp, đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện chứng từ mua bán ngoại tệ; từ đó khuyến khích khách hàng bán lại một phần hoặc toàn bộ ngoại tệ cho chi nhánh. Nếu chi nhánh thực hiện biện pháp này, so với việc thu mua ngoại tệ lẻ bằng tiền mặt, chi nhánh sẽ thu mua được nguồn ngoại tệ có chi phí thấp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, chi nhánh cần tiến hành khái thác nguồn vốn tài trợ dự án bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế nước ngoài. Đây là nguồn vốn ngoại tệ lớn, kỳ hạn thường là trung và dài hạn với chi phí khơng cao.

3.2.1.8. Hồn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ

Quy trình nghiệp vụ ln được coi là kim chỉ nam cho hoạt động thanh toán quốc tế tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Việc xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế theo phương thức L/C thường được tiến hành tại Hội Sở Chính, trên cơ sở đúc kết thực tiễn hoạt động, dựa trên các văn bản pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, tại các chi nhánh trực tiếp hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C, việc hồn thiện hơn nữa, cụ thể hóa hơn nữa quy trình nghiệp vụ đã trở thành một nhu cầu khách quan và cần thiết. Vì vậy, căn cứ trên cơ sở quy trình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế ban hành tại Hội sở chính, chi nhánh Thành Đơ cần có những đóng góp, chỉnh sửa cần thiết cho phù hợp với thực tế và đặc thù hoạt động tại chi nhánh. Việc hồn

thiện quy trình cần được tiến hành đều đặn nhằm phục vụ tốt hơn nữa khách hàng, đảm bảo tính an toàn về pháp lý cho ngân hàng.

3.2.1.9. Chiến lược Marketing để thu hút khách hàng

Chính sách khách hàng: chi nhánh Thành Đơ cần có quan niệm “ khách hàng là tài sản quan trọng, tạo ra cơ hội kinh doanh mới để tối đa hố lợi nhuận”. Thay vì cố gắng tối đa hố lợi nhuận từ các hoạt động hiện có bằng cách tăng mức phí dịch vụ, tăng lãi suất,... chi nhánh nên tập trung vào khách hàng, cần sắp xếp, định kỳ đánh giá lại hệ thống khách hàng. Chi nhánh cần chú trọng đến các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa thành lập trên địa bàn huyện Gia Lâm và huyên Long Biên- nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu như khu công nghiệp Đức Giang, khu công nghiệp Sài Đồng,…Ngoài ra, giải pháp cụ thể là chi nhánh cần đưa ra các hình thức ưu đãi đối với khách hàng trong thanh tốn tín dụng chứng từ như:

− Ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ trong việc mở L/C; − Ưu đãi về phí dịch vụ liên quan tới L/C;

− Ưu đãi về giá mua bán ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Chính sách phân phối: tính đến năm 2016, chi nhánh Thành Đơ đã mở rộng mạng lưới của mình với 5 phòng giao dịch. Tuy nhiên để thu hút thêm nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chi nhánh cần phải mở thêm các phòng giao dịch. Mặc dù việc mở rộng mạng lưới như vậy sẽ làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh nhưng nếu đem so sánh với khoản lợi ích mà chi nhánh thu được thì cũng đáng thực hiện.

Chính sách phí dịch vụ: Khung phí dịch vụ linh hoạt, đủ sức cạnh tranh theo từng đối tượng khách hàng, tại từng thời điểm, đảm bảo gắn kết giữa các hoạt động tín dụng, tiền gửi và cung cấp dịch vụ; có thể chấp nhận mức phí dịch vụ thấp trong ngắn hạn để thu hút dịch vụ khác có lãi hơn.

− Đối với các khách hàng ưu tiên có thể giảm thấp hơn mức phí dịch vụ bình qn; đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực, khu vực cần ưu tiên khuyến khích phát triển. Tuy nhiên chi nhánh vẫn cần phải đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của cả chi nhánh.

− Đối với khách hàng quan trọng- khách hàng sử dụng thường xuyên các dịch vụ của chi nhánh và có uy tín thì được hưởng mức phí ưu đãi, các dịch vụ tư vấn miễn phí nhiều hơn các khách hàng mới.

3.2.2. Một số kiến nghị

3.2.2.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: hồn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng gồm Luật NHNN, Luật các TCTD phù hợp với chính sách phát triển kinh tế- xã hội, với các tiêu chuẩn và hoạt động quốc tế. Rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ để hồn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến TTQT theo phương thức TDCT.

Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng Nhà Nước. Tăng cường khả năng bao quát của ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý các giao dịch ngoại hối. Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá ngoại tệ trong ngắn hạn biến động trên cơ sở giá thị trường, đồng thời bằng các biện pháp tài chính vĩ mô giữ ổn định tỷ giá dài hạn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương và các ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi cung cấp các loại ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy việc hồn thiện và phát triển thị trường này của ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vừa là cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đối hồn chỉnh ở Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu, xác định cơ cấu dự trữ trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh.

3.2.2.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Maritimebank Hội sở chính với vai trị chỉ đạo điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của cả hệ thống, cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành chính thức các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như quy chế về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các hướng dẫn liên quan

nghiệp vụ như hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, các hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới.

Maritimebank Chi nhánh Đống Đa chỉ là một trong nhiều chi nhánh non trẻ mới thành lập được 6 năm. Lẽ đương nhiên, những chi nhánh non trẻ luôn gặp nhiều khó khăn thách thức khi gia nhập những địa bàn, thị trường có sẵn nhiều đối thủ lâu năm, cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, Hội sở chính cần dành một tỷ lệ thích đáng vốn, ngoại tệ hỗ trợ với lãi suất thấp cùng với huy động tại chỗ để chi nhánh có điều kiện thực hiện chính sách khách hàng như: lãi suất cho vay thấp hơn mức bình qn, phí dịch vụ cạnh tranh hơn, đảm bảo tồn bộ nguồn ngoại tệ cho vay nhập khẩu theo yêu cầu của chi nhánh với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các chi nhánh tìm kiếm khách hàng và dự án khả thi để tài trợ; hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn cho vay xuất khẩu.

3.2.2.3. Kiến nghị với khách hàng

Khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải hiểu rõ về thông lệ và tập quán quốc tế và các quy định của WTO để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT. Sự am hiểu đó của khách hàng chính là yếu tố quyết định tới sự thành cơng trong hoạt động kinh doanh của chính khách hàng cũng như thành cơng của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và khách hàng của Ngân hàng Maritimebank nói riêng cần phải:

− Tuân thủ chặt chẽ những quy định cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế, không nên bỏ qua những chi tiết cho dù là nhỏ nhất trong hợp đồng mua bán để tạo sơ hở cho phía đối tác.

− Cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nước ngồi trước khi chính thức ký kết hợp đồng, nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do bên đối tác mang lại.

− Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi để thiết lập các thông số tin cậy với đối tác mà họ hy vọng bắt đầu đặt quan hệ kinh doanh. Cần thận trọng và phải điều tra kỹ các đối tác và các bên trung gian, cũng như phải kiểm tra sát sao các chứng từ liên quan trong giao dịch mua bán.

− Tránh đưa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán, phức tạp trong lập chứng từ.

− Cần làm quen với việc thuê luật sư độc lập bên ngồi hoặc sử dụng các chun gia có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát lại các điều kiện và điều khoản của hợp đồng trước khi chính thức ký kết.

− Cần nắm bắt kịp thời thông tin về giá cả, thị trường, tỷ giá và các quy định pháp luật của Nhà nước để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.

− Cần nghiên cứu xem xét kỹ các yêu cầu, tư vấn của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quá trình mở L/C để có những tu chỉnh kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro và giảm được những khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế được nêu ra ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và hoạt động TTQT của chi nhánh nói chung.

Ngồi ra, chương 3 của khóa luận cũng nêu ra một số kiến nghị tới NHNN, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và tới chính các khách hàng của chi nhánh về việc tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

KẾT LUẬN

Gia nhập thị trường muộn hơn so với các chi nhánh khác trên địa bàn, Maritimebank Chi nhánh Đống Đa đã thực sự trải qua nhiều thử thách để đạt được sự tăng trưởng đáng tự hào như ngày nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Maritimebank Chi nhánh Đống Đa đã tìm ra cho mình một số giải pháp, hướng đi mới để thu hút khách hàng, mở rộng các loại hình hoạt động thanh tốn quốc tế, trên cơ sở đó, mở rộng các loại hình nghiệp vụ liên quan như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ....

Đóng góp vào thành cơng của hoạt động TTQT của chi nhánh, phương thức tín dụng chứng từ đã khẳng định được vị trí của nó trong thanh tốn xuất nhập khẩu với những tính năng ưu việt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, phương thức này vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của nó trong cơng tác thanh toán quốc tế tại Maritimebank Chi nhánh Đống Đa. Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả đã phân tích một số chỉ tiêu quan trọng và đưa ra ý kiến, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Thành Đô- ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Do còn nhiều hạn chế về lý luận khoa học cũng như hiểu biết thực tế không được đầy đủ, luận văn này không thể tránh khỏi những sai lệch và thiếu sót. Kính mong cơ góp ý và hướng dẫn để em có thể bổ sung kiến thức của mình và hồn thiện hơn nữa luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Ngơ Khánh Huyền, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị bộ phận thanh tốn quốc tế thuộc phòng KHDN đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thu Thảo (chủ biên) (2005), Giáo trình nghiệp vụ Thanh tốn Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2005), Giáo trình Thanh tốn Quốc tế & Tài trợ

thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2007), Giáo trình Thanh tốn Quốc tế, NXB

Thống kê, Hà Nội.

4. Đinh Xuân Trình (chủ biên) (2007 ), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, Đại

học Ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1998.

5. Trần Hồng Ngân (2006), Giáo trình Thanh Tốn Quốc tế, NXB Thống Kê. 6. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600, của ICC xuất

bản năm 2007.

7. Các điều kiện thanh toán quốc tế (Incoterm 2000, 2010) ICC, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005, 2010.

8. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, ISBP số 681, của ICC xuất bản năm 2007.

9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.

10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.

11. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.

12. Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2014, 2015, 2016 của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa.

13. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ TTQT & Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Maritimebank.

Một phần của tài liệu Viết chỉ tiêu viết c2 3 gân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w