- Trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị máy móc thiết yếu như: ống nhịm, máy
d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
Trong HEPA, diện tích khu rừng bảo tồn đa dạng sinh học là 265 ha đã được thể hiện trên bản đồ số hóa, gồm:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (lớp đỉnh), có diện tích 165,1 ha, phân bố từ đỉnh núi 500 m xuống đường đồng mức 250 m. Đây là khu vực duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng. Khu vực này khơng có sự
41
tác động của con người, chỉ thực hiện các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi tự nhiên.
- Phân khu phục hồi sinh thái (lớp giữa) có diện tích 90,8 ha, nằm ở đường đồng mức trung bình 250 m trở xuống đường đồng mức trung bình 150 m. Đây là khu vực phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên. Khu vực sẽ thực hiện các biện pháp tác động thích hợp như chặt cành cong, sâu bệnh, dọn gốc, trồng bổ sung các loài cây lâm nghiệp bản địa có giá trị.
- Phân khu dịch vụ hành chính (lớp dưới) có 9,1 ha, nằm ở đường đồng múc trung bình 150 m trở xuống. Đây là khu phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên. Áp dụng biện pháp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng bằng biện pháp trồng bổ sung cây bản địa.
Kế hoạch cụ thể hàng năm để quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học toàn bộ khu rừng này gồm các công việc sau:
- Kiểm kê, đo đếm, đánh dấu kỹ thuật số và lập hồ sơ cho tất cả các cá thể cây, lồi, chi, họ, nhóm thực vật điển hình, chủ đạo, bản địa, và động vật rừng có trên diện tích rừng HEPA trong từng thời điểm.
- Đối chiếu với kết quả điều tra, đánh giá mức độ đa dạng sinh học của thảm thực vật, động vật rừng qua các thời kỳ (theo thống kê năm 2002 có 806 lồi, 468 chi, 115 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao, và nhiều lồi động vật chim, thú, bị sát, côn trùng...)
- Giám sát định kỳ việc bảo tồn đa dạng sinh học khu rừng bằng phương pháp thống kê dựa trên kết quả điều tra (ghi theo mẫu phiếu giám sát động, thực vật rừng), qua đó phát hiện giống lồi/nhân tố mới... nhằm đề xuất biện pháp bảo vệ, bảo tồn hợp lý.
- Tổng hợp kết quả giám sát làm căn cứ rà soát, bổ sung đa dạng sinh học cho từng phân khu hoặc tồn bộ khu rừng có giá trị bảo tồn cao, giúp cho công tác nghiên cứu, nhân giống, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen, góp phần xây dựng ngân hàng gen cho các thế hệ mai sau.