Nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho CBNV trong HEPA, từ đó thu

Một phần của tài liệu file_1608692736. Founder.PAQLRBV.HEPA.Decem 22.2020 (Trang 58 - 59)

hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc và cống hiến lâu dài cho sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng đầu nguồn và duy trì hệ sinh thái rừng vì mục tiêu phát triển bền vững cho địa phương và cho cả khu vực.

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

a) Đối với các cấp chính quyền và các đơn vị trong vùng

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương (huyện Hương Sơn, xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2, các xã khác), các đơn vị trong vùng (Ban Quản lý rừng phịng hộ Ngàn Phố, Cơng ty Lâm nghiệp Hương Sơn, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Trạm Cảnh sát Tây Sơn, Công an huyện Hương Sơn và Kiểm lâm Hương Sơn).

Nội dung phối hợp: Tổ chức và tham gia các cuộc họp, tập huấn, hội thảo, hội nghị, tham quan học tập kinh nghiệm... để phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức, chia sẻ trách nhiệm theo quy định của Nhà nước về cơng tác quản lý, bảo vệ rừng, phịng chống cháy rừng, phát triển bền vững rừng tại địa phương...

- Hợp tác chặt chẽ với các bên để theo dõi, giám sát các hoạt động trong rừng. Nếu có vi phạm (ở tất cả các mức độ) thì phải có biện pháp/ chế tài đình chỉ ngay, đặc biệt là các tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường rừng và an ninh trật tự trong vùng.

b) Đối với người dân trong vùng:

- Truyên tuyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật và làm rõ cơ chế đồng quản trị/ thụ hưởng hợp lý các lợi ích từ rừng để cùng nhau bảo vệ rừng.

-Hướng dẫn các quy trình kỹ thuật/ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, canh tác dưới tán rừng, lấy rừng làm sinh kế để đảm bảo cuộc sống lâu dài nhằm tham gia thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng bền vững.

- Tổ chức tham quan, tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các mơ hình canh tác, quản lý rừng bền vững của HEPA giúp người dân có thêm nhận thức thực tiễn góp phần nâng cao năng lực cùng nhau hợp tác bảo vệ rừng.

59

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ:

- Trên cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa học: Điều tra, xây dựng dữ liệu về đa dạng sinh học; bảo tồn, sử dụng và phát triển giống cây trồng,vật nuôi bản địa; bảo tồn, sử dụng và phát triển tập đoàn cây thuốc nam trong các mơ hình…, đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ GIS, ảnh vệ tinh, khảo nghiệm, nhân giống, bảo tồn gen..., từng bước áp dụng vào thực tế HEPA giúp cho công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng ngày càng hoàn thiện và tốt hơn.

- Ứng dụng phần mềm trong quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học... giúp nâng cao năng lực quản lý và thực hành cho đội ngũ CBNV trong quá trình thực hiện.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về lâm sinh, trồng trọt (bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng, làm giàu, nhân ươm giống, khai thác hợp lý rừng...) để áp dụng vào thực tiễn mơ hình rừng HEPA.

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.

Để có nguồn vốn đầu tư trên, Trung tâm sẽ triển khai thực hiện các giải pháp:

- Sử dụng vốn tự có của CHESH.

- Vốn huy động từ cán bộ, nhân viên trong tổ chức.

- Huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.

- Vốn vay ưu đãi từ các chương trình mục tiêu “Phát triển bền vững” của Chính phủ trong cơng tác bảo vệ rừng, khôi phục tái tạo rừng đầu nguồn, trồng cây lâm nghiệp bản địa, bảo vệ mơi sinh mơi trường, chống biến đổi khí hậu...

- Vốn vay tín dụng (khi cần thiết) chủ yếu để đầu tư kinh doanh dịch vụ khi tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Một phần của tài liệu file_1608692736. Founder.PAQLRBV.HEPA.Decem 22.2020 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)