II. BIẾT MÌNH VÀ BIẾT CHÚA
2. Thiên Chúa Ba Ngô
Catarina không viết một thiên thần học về Thiên Chúa Ba Ngơi, nhưng chỉ tóm lược vài điểm quan hệ đến sự hiểu biết tình thương của Chúa đối với ta và hình ảnh của Ba Ngơi trong linh hồn ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy các ý tưởng rải rác trong tác phẩm Đối Thoại, cho phép ta quy chiếu phần nào về đời sống nội tại của Ba Ngôi và hoạt động cứu độ con người của Ngài trong thế giới. Tuy nhiên hai lãnh vực này khơng tách rời nhau mà ln gắn bó với nhau trong đời sống của Ba Ngôi.
a) Trong tương quan giữa các Ngôi vị
Trong mầu nhiệm Ba Ngôi, Chúa Cha là nguyên uỷ : Chúa Con bởi Cha mà ra. Tất cả những gì Chúa Con có đều nhận từ Cha, nhưng khơng vì thế mà Chúa Cha và Chúa Con không là một (x. ĐT. 62; tr. 121-122).
Chúa Thánh Thần cũng bởi Chúa Cha mà ra :
“Cha là Mặt Trời, là Thiên Chúa hằng hữu, từ Cha xuất phát Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (ĐT. 110; tr. 242)
Chúa Thánh Thần là Đấng làm một với Cha và Con : cả Ba Ngơi đều cùng một bản tính mà Catarina gọi là Mặt Trời. Thánh nữ lý giải sự nên một này trong cuộc đối thoại với Chúa Cha như sau :
“Quyền năng của Cha không tách rời khỏi sự khôn ngoan của Ngài [Ngơi Lời Con Cha], và sức nóng và lửa của Thánh Thần cũng khơng chia cắt khỏi Cha, hay khỏi Con, bởi vì Thánh Thần xuất phát từ Cha và Con, và chúng ta cùng là một Mặt Trời” (ĐT. 110; tr. 241)
Việc “Chúa Thánh Thần xuất phát từ Cha và Con” và việc “từ Cha xuất phát Chúa Con và Chúa Thánh Thần” đều cho thấy Cha là nguyên thủy và nguồn gốc của Ba Ngôi và của mọi thọ tạo. Điều ấy không gây nên sự phân cấp trong Ba Ngôi (Cha cao trọng hơn Chúa Con và Thánh Thần, hay Chúa Thánh Thần nhỏ hơn Cha và Con) nhưng xác định cách rõ ràng là cả ba đều là một như nhau và cũng khác biệt nhau.
Cha Cha
Con Thánh Thần Con
Thánh Thần
Dựa theo thần học cổ truyền, Catarina dành riêng (appropriatio) sức nóng cho Chúa Thánh Thần, và sự khôn ngoan cho Chúa Con (x. ĐT. 110; tr. 242)
b) Trong công cuộc cứu rỗi
Một cách tương tự như vậy, khi bước sang nhiệm cục cứu độ, Catarina cũng dành riêng một hoạt động mỗi Ngôi vị Thiên Chúa: quyền năng tạo dựng quy về Ngôi Cha, sự thượng trí cho Ngơi Con, tình u và sự khoan dung cho Chúa Thánh Thần (x. ĐT. 29; tr. 55; ĐT. 61; tr. 120; ĐT. 63; tr 124; ĐT. 112; tr. 249)
"Ngài [Đức Kitô] đã trở lại khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ. Chúa Thánh Thần đã khơng đến một mình, nhưng đã đến cùng với uy quyền của Chúa Cha và sự khôn ngoan của Chúa Con (Chúa Cha và Con là một) cùng với sự khoan dung của Chúa Thánh Thần, là Đấng bởi Cha và Con mà ra" (ĐT. 63; tr. 124)
Khi nhập thể làm người, Chúa Con nhận lấy bản tính nhân loại thì trở nên hữu hình (x. ĐT. 62; tr. 121-122). Ngài là Ngơi Lời vừa là Thiên Chúa vừa là con người, nhưng vẫn là một với Cha :
“Ngôi lời Con Cha, với Máu châu báu của Ngài, là một Mặt Trời, là Thiên Chúa trọn vẹn và là người trọn vẹn, vì Ngài và Cha là một, Cha và Ngài là một và Cha ở với Ngài” (ĐT. 110; tr. 241).
Còn Thánh Thần được Cha sai xuống trần gian sau khi Đức Giêsu lên trời và về với Cha. Cùng với quyền năng của Cha và sự khôn ngoan của Con, Ngài củng cố giáo lý mà Đức Giêsu đã giảng dạy (x. ĐT. 29; tr. 55). Như vậy, tất cả Ba Ngôi dù trong đời sống nội tại, dù thi hành sứ mạng cứu độ con người, bắt đầu từ cơng trình tạo dựng, đều xuất phát từ Cha và quy hướng về Cha và là Một với nhau nhưng vẫn giữ được cái riêng biệt của nhau.
Thiên Chúa Ba Ngôi không những là khởi thuỷ của vạn vật, nhưng còn là tận điểm của sự hiện hữu của chúng ta nữa. Ba Ngơi là đích điểm của cuộc hành trình của chúng ta, nơi lý tưởng mà chúng ta phải nhắm đến. Trên đường lữ hành dương thế đôi khi chúng ta được nếm thử phần nào sự hưởng kiến hạnh phúc trên trời, nhờ những lần Chúa Ba Ngôi đến viếng thăm ta, thông ban cho chúng ta quyền năng, thượng trí, tình u (x. ĐT. 61; tr. 120). Nhờ vậy, những người trọn lành phần nào hưởng kiến Thiên Chúa ngay từ đời này rồi (x. ĐT. 78; tr. 162) tuy rằng chỉ các thánh trên trời mới có thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa tồn vẹn (x. ĐT. 83; tr. 171).
Đối với Catarina, Chúa Ba Ngơi hiện diện với chúng ta bởi vì chúng ta được dựng nên giống hình ảnh của Ngài. Cũng như Thiên Chúa là Một bản thể với Ba Ngơi vị, thì linh hồn chúng ta cũng là một bản thể với ba tài năng : trí nhớ, trí hiểu và ý chí. Nhờ ba tài năng ấy mà linh hồn tham dự vào các hoạt động của Ba Ngôi (x. ĐT. 13; 29; ĐT. 51; tr. 103):
- Trí nhớ để đến với Chúa và lưu giữ Ngài trong mình; thơng dự vào quyền năng của Ngơi Cha.
- Trí hiểu để biết Chúa; thơng dự vào thượng trí của Ngơi Lời. - Ý chí để u mến Chúa; thơng dự vào tình u của Ngơi Ba.
Khi tìm hiểu về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, và “biết Chúa” nhiều hơn, chúng ta cũng “biết mình” hơn, biết rõ phẩm giá của mình hơn, xét vì chúng ta được dựng nên giống hình ảnh của Chúa Ba Ngôi và được kêu gọi hiệp thông vào hạnh phúc với Ngài.