ĐỐI THOẠI VỀ CHÂN LÝ

Một phần của tài liệu LINH-ĐẠO-THÁNH-CATARINA-SIENA-TRONG-SÁCH-ĐỐI-THOẠI (Trang 44 - 46)

Là một thành viên của nhóm “áo chồng” thuộc Dịng Đa Minh, thánh nữ Catarina đã bị thu hút bởi phương châm “Chân lý” khắc trên huy hiệu của Dòng, như chị đã viết trong chương 158: đây là Dòng lãnh nhận lấy "sứ vụ của Lời Chúa" và gieo rắc lời mặc khải với "chân lý và ánh sáng"10. Dĩ nhiên, chân lý nói đây khơng thuộc lãnh vực triết học siêu hình, nhưng là chính Thiên Chúa, hoặc Đức Kitô “Đấng là chân lý” (Ga 14,6). Chị đã hiểu như vậy khi viết cho cha Raymonđô Capua :

"Con viết cho Cha với ao ước thấy cha là người tìm kiếm và u mến Chân lý, chỉ có điều đó mới làm cho cha trở thành người con thực thụ của Đức Kitơ chịu đóng đinh, Người là Chân lý và đóa hoa toả hương thơm ngát trong Dòng thánh thiện này" (T. 272).

Niềm khao khát Chân lý của thánh nữ được biểu lộ trong các bút tích của Ngài, kể cả sách Đối Thoại, đến nỗi chúng ta có thể nói Chân lý là động cơ chi phối các đề tài, mở đầu và kết thúc toàn bộ cuốn sách11.

1. Một cách cụ thể, sách Đối thoại bắt đầu từ nỗi khao khát của Catarina muốn biết chân lý; và chính Chúa Cha, Đấng tự xưng là Chân lý, dạy cho Catarina biết chân lý về Thiên Chúa và về con người. Sách Đối thoại được dẫn nhập như thế này:

"Có một linh hồn được nâng cao lên bởi khát khao mãnh liệt hướng đến vinh danh Chúa và cứu vớt các linh hồn. Từ lâu, linh hồn ấy đã thực tập các nhân đức, đã quen cư ngụ trong căn phòng nhỏ của sự biết mình,

10 Xem Nguyên Bản tiếng Ý "verità e lume", chương 158, tr. 356

11 Xem Giuliana Cavalini, San Domenico e i suoi frati nella spiritualità di S. Caterina da Siena, Editrice Domenicana Italiana, Napoli 1993, tr. 15-17 Domenicana Italiana, Napoli 1993, tr. 15-17

ngõ hầu hiểu biết hơn lòng nhân lành của Thiên Chúa ở trong chính mình; bởi vì sự hiểu biết đưa đến yêu mến, và linh hồn yêu mến thì muốn tiến tới và mặc lấy Chân lý". (ĐT. 1; tr. 1)12

Lời mở đầu này phác họa những chủ đề chính của linh đạo Catarina: con người mong muốn được biết Chúa và biết mình. Chính lịng u mến Chúa và phần rỗi của tha nhân đã thúc đẩy linh hồn khao khát hiểu biết ấy; và càng yêu mến nó càng ao ước tiến thêm trên đường chân lý. Những phương thế trợ giúp cho sự hiểu biết và yêu mến là thi hành nhân đức và cư ngụ trong căn phòng nội tâm, để rồi cùng với tình yêu mến và hiểu biết, con người có thể trở nên đồng hình đồng dạng với Chân lý là đích điểm của mình.

Đáp lại niềm khát vọng tha thiết của Catarina là muốn học biết chân lý, Thiên Chúa “Đấng Chân lý” đã từng bước tỏ bày cho thánh nữ.

2. Mỗi khảo luận trong sách Đối thoại đều được giới thiệu và kết thúc bằng sự quy chiếu về Chân lý. Ví dụ, khởi đầu cho câu trả lời của ước nguyện thứ nhất, Chân lý là chính Chúa, Đấng làm cho chúng ta khao khát được kết hiệp với Ngài. Chúng ta đọc thấy như sau:

"Thế rồi, Đấng Chân Lý vĩnh cửu nhận lấy tấm lòng khao khát của linh hồn ấy và kéo nó lại với Ngài một cách mạnh mẽ hơn [...] Chân lý ngọt ngào đã làm cho linh hồn như vậy [...] và nói : Hỡi con Cha, con có biết khơng ..." (ĐT. 3; tr. 5)

Và kết thúc câu trả lời cho ước nguyện thứ nhất, Chân lý được đề cập như là giáo lý của Cha :

"Bây giờ con đã thấy Cha là Đấng Chân lý, Cha đã tỏ cho con thấy chân lý và giáo lý để con đạt tới đức ái trọn lành" (ĐT. 12; tr. 49).

Giáo lý này có nền tảng trong sự nhận biết hai mặt cách chân thật : Thiên Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Thiên Chúa. Tất cả các nhân đức đều phát sinh từ đó và đạt được triều thiên trong đức ái. Nhưng giáo lý hay Chân lý ấy không chỉ là một mớ đạo lý hay kiến thức khơ khan mà cịn là nguyên lý của sự sống và đem lại hạnh phúc vĩnh cửu cho con người nữa :

“Cha [chân lý của Cha] đã sáng tạo con người theo hình ảnh của Cha và giống Cha, để nó hưởng sự sống mn đời, được chia sẻ và nếm sự ngọt ngào khôn tả của Cha” (ĐT. 21; tr. 41)

3. Đặc biệt ở chương 166, tổng kết toàn bộ tác phẩm, chúng ta lại đọc thấy tư tưởng này trong cả bốn ước nguyện:

"... Cha đã làm cho con được mãn nguyện [ước nguyện thứ nhất]. Cha soi sáng cho con bằng chân lý Cha, cho con biết bằng cách nào để con nhận biết chân lý như con khát khao. Cha đã giải thích cho con biết cách thức, cùng với sự nhận biết con và biết Cha, và với ánh sáng đức tin, con sẽ đạt tới sự nhận biết chân lý" (ĐT.166; tr. 451)

Chân lý thật là phong phú và sâu sắc, vừa là đối tượng của niềm khao khát tâm tình, vừa là nguyên lý soi sáng trí thức và đức tin, nhưng chân lý đó khơng chỉ thuộc về Thiên Chúa và con người cách chung chung, mà liên quan tới mỗi tâm hồn.

12 Trong sách này chúng tôi ghi chú số chương kèm theo số trang, theo bản dịch tiếng Việt của Cha Vinh Sơn Bùi Đức Sinh, OP và nhóm “Phục Vụ Lời Chúa” năm 2003. Như đã nói trong lời giới thiệu, chúng tơi trích đoạn Sơn Bùi Đức Sinh, OP và nhóm “Phục Vụ Lời Chúa” năm 2003. Như đã nói trong lời giới thiệu, chúng tơi trích đoạn theo bản dịch Việt ngữ hiện có, rồi bổ sung đối chiếu những chi thiết cần thiết dựa theo nguyên bản tiếng Ý của giáo sư Giuliana Cavallini (2ed. Roma 1980) và Angiolo Puccetti (3ed. Siena 1980).

Đáp lại ước nguyện thứ hai, Thiên Chúa đã thương xót và ban cho thế giới Con Một xuống trần gian, Ngôi Lời của Ngài, "Đấng Chân lý dịu hiền của Cha" làm Cây Cầu nối dài giữa trời và đất, và kết hợp hai bản tính thần linh và nhân linh.

Mọi ơn ban của Chúa quan phòng là sự đáp trả cho lời nguyện ước thứ tư, cũng đều nhắm đến mục đích này :

"Tất cả mọi sự đã được ban nhằm vì lợi ích của các con, để các con được thánh hóa trong Cha và để chân lý của Cha được hồn tất trong các con. Bởi vì chân lý Cha là thế này : Cha đã tạo dựng nên các con để các con được sự sống muôn đời. Chân lý ấy đã được mặc khải cho các con trong Máu của Ngôi Lời, Con Một yêu dấu của Cha" (ĐT. 166; tr. 453)

Trước khi cuốn sách được gấp lại, chiều kích tơng đồ và làm chứng tá của người Kitơ hữu cũng được nhìn dưới lăng kính của Chân lý ánh sáng, như là lời nhắn nhủ cuối cùng của Chúa cho chúng ta:

"Con hãy cố gắng đừng bao giờ ra khỏi căn phịng nhỏ của sự biết mình. Bên trong căn phịng đó con hãy giữ gìn và khai thác kho báu mà Cha đã ban cho con. Đó là học thuyết của chân lý, được xây cất trên viên đá sống động là Đức Giêsu Kitô dịu hiền, được bao phủ nhờ ánh sáng chiếu tỏa vào bóng tối. Con hãy mặc lấy ánh sáng chân lý đó, hỡi ái nữ quý mến của Cha" (ĐT. 166; tr. 454).

Một phần của tài liệu LINH-ĐẠO-THÁNH-CATARINA-SIENA-TRONG-SÁCH-ĐỐI-THOẠI (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)