Phát hiện dịc hổ bụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 49)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

4.3.3.1.Phát hiện dịc hổ bụng

Phát hiện dịch ổ bụng là giá trị lớn nhất mà siêu âm đem lại. Khả năng phát hiện dịch ổ bụng phụ thuộc vào trình độ người siêu âm, số lượng dịch ổ bụng, tình trạng ổ bụng (trướng hơi, tràn khí dưới da bụng…). Trên siêu âm để tìm dịch ổ bụng người ta thường tập trung tìm ở các khoang dưới gan, quanh lách, Douglas, rãnh đại tràng vì là nơi tập trung dịch và có mốc để phân định gan, lách, bàng quang, thành bụng. Có 54 BN phát hiện được dịch trên siêu âm ở các vị trí, độ dày mỏng lớp dịch khác nhau; có 48 BN phát hiện có tụ máu sau phúc mạc. Theo một số nghiên cứu, để phát hiện được dịch ở Morison, lượng dịch trung bình phải trên 500 ml [13], [14]. Như nhận xét chung của các nghiên cứu về siêu âm trong CTBK độ dày của lớp dịch và số

khoang ổ bụng có dịch phản ánh được lượng dịch trong ổ bụng nhiều hay ít. Tuy nhiên lượng dịch nhiều hay ít lại không tương xứng với độ tổn thương tạng, nhiều khi vỡ tạng đặc độ III, IV lượng dịch ổ bụng ít hơn vỡ tạng đặc độ II, rách mạch máu ở mạc treo, mạc nối... Ngoài ra lượng máu tụ sau phúc mạc do VXC cũng làm thay đổi đáng kể lượng dịch ổ bụng. Chính vì vậy độ dự báo dương tính theo Brown là 61% [44]. Hơn nữa không có dịch ổ bụng trên siêu âm không đồng nghĩa với không có tổn thương tạng cho nên mặc dù không ai phủ nhận giá trị phát hiện dịch ổ bụng của siêu âm nhưng các nghiên cứu đều cảnh báo những nguy hiểm khi sử dụng siêu âm như một test sàng lọc BN có CTBK. Theo Brown và cs độ dự báo âm tính đạt 99% [44]. Nhưng dù sao việc xác định được có dịch ổ bụng, mức độ dịch do siêu âm đem lại là thông số rất có giá trị cho bác sỹ lâm sàng có thái độ xử trí tiếp theo như chụp CLVT, theo dõi tiếp, làm lại siêu âm hay phải đi mổ ngay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương tạng ổ bụng ở bệnh nhân vỡ xương chậu (Trang 49)