ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3.1 Chẩn đoán các thương tổn
Sau khi đã thăm khám lâm sàng có chẩn đoán lâm sàng, có các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung, các bác sỹ có chẩn đoán chính xác hơn về tổn thương trong CTBK-VXC. Thái độ xử trí cũng rõ ràng hơn.
- Mổ ngay: huyết động không ổn định, xác định có vỡ tạng đặc (mất máu, phát hiện vỡ tạng bằng chẩn đoán hình ảnh) cần chuyển mổ sớm.
- Điều trị bảo tồn: chẩn đoán có vỡ nhỏ tạng đặc, huyết động ổn định ngay từ khi vào viện hoặc sau khi hồi sức có tiến triển tốt lên đối với bệnh nhân có shock, điều trị bảo tồn không mổ bằng bù khối lượng tuần hoàn, kháng sinh,… và theo dõi sát mạch, huyết áp, tình trạng bụng, siêu âm, chụp CLVT.
- Có chỉ định mổ: vỡ tạng rỗng, vỡ tạng đặc không có chỉ định bảo tồn, điều trị bảo tồn thất bại. Trong số này có những tổn thương được xác định trước như vỡ gan lớn, chấn thương tá tụy, viêm phúc mạc muộn… phải mở bụng mới xử trí được.
- Chưa rõ chẩn đoán cần theo dõi tiếp: có nhiều BN thăm khám lâm sàng rất khó đánh giá tình trạng bụng do có tổn thương VXC che lấp, tổn thương thành bụng, không hợp tác do CTSN, say rượu, trẻ em… hoặc hôn mê do CTSN, thở máy, CTCS có liệt tủy. Những BN này mặc dù có các thăm dò cận lâm sàng nhưng không khẳng định được có tổn thương tạng hay không hoặc có những tổn thương gì trong ổ bụng (tổn thương tạng rỗng đi kèm vỡ tạng đặc hay không). BN thường được theo dõi, khám nhiều lần, siêu âm lại… chẩn đoán rõ hơn theo tiến triển lâm sàng. Nhưng nhiều khi vẫn không xác định được chính xác chẩn đoán nên chỉ đặt ra chẩn đoán CTBK nghi ngờ có tổn thương tạng hoặc chỉ chẩn đoán được 1 tạng tổn thương (vỡ gan, vỡ lách, vỡ bàng quang…) vẫn nghi ngờ còn tổn thương phối hợp khác. Theo kinh điển những BN này có chỉ định thăm dò ổ bụng.
- Thời gian theo dõi: được tính từ khi BN vào viện đến khi bác sỹ có chỉ định mổ, tính bằng giờ (h).