Xuất đổi mới chính sách, hiện thực chính sác hy tế và chăm sóc sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 71 - 73)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Nội dung thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên báo Nhân Dân

2.2.5. xuất đổi mới chính sách, hiện thực chính sác hy tế và chăm sóc sức

sức khỏe người dân đi vào đời sống

Một trong những nhiệm vụ của báo chí Việt Nam là phản biện hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính các cấp; xây dựng Chính phủ, bộ máy hành chính các cấp liêm chính, minh bạch, hiệu lực hiệu quả. Đồng thời báo chí cần phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc xã hội về cơ chế, chính sách. Đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng, làm nên chất lượng của tờ báo. Đối với báo Nhân Dân, nhiệm vụ này càng có ý nghĩa quan trọng. Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân, từ thực tiễn, bất cập của những chính sách hiện nay của y tế, báo Nhân Dân có những bài viết phản ánh việc thực hiện các cơ chế, chính sách y tế, từ đó phân tích những bất cập và đề xuất đổi mới chính sách, hiện thực chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe người dân đi vào đời sống.

Về nội dung này, trên báo Nhân Dân hằng ngày có khá nhiều bài viết nêu được vấn đề, chủ yếu đăng ở trang 8. Bài viết Nguy cơ lạm dụng dịch vụ y tế sau tăng giá đăng ở số ngày 2-3-2016. Bài viết ra đời ngay sau khi Bộ Y tế ban hành

quyết định tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 1-3. Tăng giá dịch vụ sẽ tăng các quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, đồng thời, các cơ sở khám, chữa bệnh có nguồn thu để tái đầu tư và phát triển cơ sở của mình. Tuy nhiên, bài báo đã chỉ ra những nguy cơ của chính sách mới, đó là tình trạng các cơ sở khám chữa bệnh sẽ tăng chỉ định các dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh để tăng nguồn thu cho bệnh viện một cách trái phép. Hậu quả, người bệnh có thể bị ảnh hưởng sức khỏe do "bị" ép buộc dùng nhiều dịch vụ (xét nghiệm, chụp phim...), trả nhiều tiền hoặc quỹ BHYT của nhà nước sẽ phải bị lạm dụng, gây thâm hụt quỹ. Từ đó, bài báo đề xuất biện pháp ngăn chặn nguy cơ này, đó là người bệnh cần tìm hiểu, nâng cao nhận thức của mình về dịch vụ khám chữa bệnh, giá khám bệnh để tự bảo vệ quyền lợi, tránh bị thu thêm tiền; Bộ Y tế cần giám sát việc thực hiện quy định mới tại các cơ sở khám, chữa bệnh và ban hành quy chuẩn trong khám chữa bệnh để kiểm soát số

lượt khám, siêu âm, chụp phim mỗi ngày, tránh lạm dụng, vượt quá số lượng có thể khám/ ngày; các bệnh viện cần công khai danh mục dịch vụ trả để người dân biết và đối chiếu khi cần. Trên thực tế, sau sáu tháng áp dụng quy định mới nói trên, xuất hiện tràn lan tình trạng lạm dụng, chỉ định quá mức các dịch vụ kỹ thuật tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. Tình trạng 'nóng" đến mức Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan chi trả tiền thanh tốn khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT đã phải dừng chi trả nhiều chỉ định của bệnh viện, tổ chức cùng Bộ Y tế đi kiểm tra tại các bệnh viện, quyết định khơng thanh tốn nhiều trường hợp chỉ định sai... Đồng thời, Bộ Y tế và Bảo hiểm Việt Nam đang cùng bàn thảo nhiều biện pháp mới nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế.

Bài Cơ sở y tế có được thu hút người bệnh đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 8-5-2016 đề cập đến vấn đề: sau khi thực hiện tăng giá dịch vụ y tế và cơ chế tự chủ về tài chính (theo Thơng tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC), xuất hiện tình trạng nhiều phịng khám tư nhân ở các địa phương “lấy lịng” người bệnh bằng các hình thức khuyến mại, hỗ trợ gây phản ứng của dư luận. Cụ thể như: phòng khám chở người bệnh đi khám miễn phí, phịng khám khơng thu tiền cùng chi trả BHYT (BHYT) của người bệnh, bệnh viện cho ăn sáng miễn phí nếu khám ở khoa tự nguyện, hỗ trợ tiền ăn, tiền xe đi lại cho đối tượng người bệnh nghèo, bệnh nặng; tổ chức tặng quà người bệnh, ai đến khám đều được tặng quà, như: đồ chơi trẻ em, sữa, bột ngọt, hạt nêm... Các hình thức khuyến mại, hỗ trợ nhằm mục đích thu hút, cạnh tranh người bệnh giữa các cơ sở y tế. Cơ quan quản lý quỹ BHYT lo ngại việc khuyến mại có thể gây tình trạng lạm dụng quỹ BHYT do phòng khám sẽ bù đắp tiền đã bỏ ra khuyến mại bằng cách tăng các chỉ định dịch vụ kỹ thuật cho ngời bệnh để lấy tiền người bệnh và tiền từ quỹ BHYT. Tuy nhiên, bài báo chỉ ra bất cập là quy định hiện hành tại Điều 8, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4-4-2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì chỉ cấm khuyến mại tại bệnh viện, cịn phịng khám tư nhân khơng thuộc đối tượng điều chỉnh bị cấm. Để quản lý hành vi mới này, bài báo kiến nghị trong lĩnh vực y tế khơng có khái niệm khuyến mại, bởi vì y tế là loại hình dịch vụ đặc biệt, cần có sự quản lý

chặt về chuyên môn. Khuyến mại trong thị trường nói chung là để hấp dẫn người dân mua dịch vụ càng nhiều càng tốt, nhưng trong y tế, một số trường hợp dùng nhiều sẽ nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, như chụp, chiếu, thuốc kháng sinh... Các cơ sở y tế không nên khuyến mại mà cần thể hiện bằng chất lượng chun mơn và chất lượng dịch vụ, có những việc làm cụ thể như chăm lo đào tạo bác sĩ, bác sĩ tự nâng cao trình độ để KCB tốt nhất cho người dân. Bộ Y tế cần có sự kiểm tra, xem xét các hình thức thu hút người bệnh có phù hợp hay khơng và cơng khai để người dân nhận biết hình thức nào được phép, hình thức nào bị cấm để hướng các cơ sở y tế cạnh tranh lành mạnh, vì sức khỏe người bệnh.

Nội dung đề xuất đổi mới chính sách, hiện thực chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe người dân đi vào đời sống trên báo Nhân Dân điện tử chưa thực sự nổi bật và cũng chưa có nhiều bài viết sâu sắc, nhìn nhận ra vấn đề. Tuy nhiên, nội dung này cũng đã có một số bài viết đăng tải. Ví dụ, ngày 06/09/2016, báo Nhân Dân điện tử có bài viết: “Đẩy mạnh hoạt động phịng chống tác hại thuốc lá”. Sử dụng thuốc lá có liên quan tới nhiều bệnh khơng lây nhiễm như các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hơ hấp mãn tính. Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong do các căn bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá. Từ đó, GS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực thi quy định cấm hút thuốc tại các nơi công cộng, chú trọng tới các khu vực trong nhà của nhà hàng, quán bar, qn cà phê. Tăng cường truyền thơng để duy trì và hướng tới thay đổi hành vi của người hút thuốc. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế, cơ quan hành chính nhà nước và các nơi công cộng trong nhà khách. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ cho các địa phương để giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới tại các khu vực nông thôn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)