Thông tin chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngàn hY tế về vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Nội dung thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên báo Nhân Dân

2.2.1. Thông tin chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngàn hY tế về vấn

vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân

Là cơ quan ngôn luận của Đảng cho nên báo Nhân Dân luôn là tờ báo phản ánh các quan điểm của Đảng về chăm sóc sức khỏe người dân, các chủ trương lớn của ngành Y tế. Báo có điều kiện đi sâu phân tích, trình bày các vấn đề có liên quan đến chủ trương đó một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhằm giúp độc giả có thể hiểu và nắm bắt vấn đề một cách chính xác và cụ thể nhất.

Báo Nhân Dân là một kênh truyền thông tuyên truyền các trọng tâm công tác ngành, đường lối, chính sách của Đảng về tế tới mọi người dân, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Y tế tới các cấp cơ sở và cán bộ y tế. Bởi vì quần chúng có hiểu, có thông suốt về những chương trình, những điều luật trong luật pháp về bảo vệ sức khoẻ họ mới có những suy nghĩ và hành động tích cực. Và quan trọng hơn là chính sự tuyên truyền này mới cung cấp cho nhân dân những khái niệm, kiến thức về bảo vệ sức khoẻ.

Các tin, bài phản ánh đều thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đó là: sức khỏe là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc

sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp Đông y và Tây y. Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

Những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, ngành y tế được báo Nhân Dân hằng ngày phản ánh nhiều nhất qua trang 1 (phản ánh những hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước), hoặc những tin vắn ở trang 5 và bài ở trang 5.

Ngày 30/6/2016, trang 1 báo Nhân Dân đưa tin “Tăng chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 – 20120”. Thông tin đưa về việc Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều được giao chỉ tiêu đến năm 2020 bao phủ BHYT đạt hơn 90%; trong đó, một số địa phương được giao chỉ tiêu đạt gần 100%. Để triển khai thực hiện quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chỉ tiêu được giao, trình HĐND cùng cấp thông qua chỉ tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội hằng năm, 5 năm của địa phương và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT tại địa phương... Tin cũng nhấn mạnh việc huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm cho người dân tham gia BHYT, cụ thể: Tập trung hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo, bảo đảm sớm đạt mục tiêu 100% người thuộc hộ gia đình cận nghèo được tham gia BHYT. Bên cạnh đó, hỗ trợ người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên để tăng tỷ lệ tham gia BHYT của các nhóm đối tượng này. Đây là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng về chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người dân, thể hiện quan điểm của Đảng.

Bài viết “Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm” của tác giả Trung Tuyến, đăng trang 5 ngày 14/4/2016 cho biết, để ngăn chặn kịp thời các thực phẩm không an toàn, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh ATTP chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2016 (từ ngày 15-4 đến 15-5) là

“Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”. Bài viết có

trích ý kiến của Phó Cục trưởng ATTP (Bộ Y tế) TS Nguyễn Hùng Long: “Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016, là tập trung giải quyết vấn đề ATTP một cách căn bản và tạo sự chuyển biến ở bốn lĩnh vực chính là: chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi, trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ, phân bón khác”. Đồng thời bài viết cũng nhấn mạnh các giải pháp nhằm

thực hiện nhiệm vụ an toàn thực phẩm trọng tâm năm 2016 của ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể của các bộ Y tế, NN và PTNT, Công thương. Có thể nói, đây chính là một trong những giải pháp của Chính phủ nhằm giải quyết căn bản bức xúc, nổi cộm hiện nay là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu mức tồn dư thuốc BVTV trong rau; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản…

Không chỉ là những thông tin về chủ trương của Đảng, báo Nhân Dân cũng đăng tải những thông tin quan trọng về chủ trương của ngành y tế. Báo Nhân Dân ra ngày 8/11/2015 đăng tin về định hướng đào tạo của ngành y tế: “Ngành y tế ưu tiên

đào tạo sau đại học các chuyên khoa đặc thù. Các chuyên khoa đặc thù được ưu tiên là bác sĩ chuyên khoa một, chuyên khoa hai, bác sĩ nội trú để không hòa trộn với hệ đào tạo nghiên cứu hàn lâm là thạc sĩ và tiến sĩ. Việc đào tạo theo các chuyên khoa đi đúng tiến trình của thế giới và đang được Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng cấp, vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân đối với người dạy và vị trí hành nghề chuyên môn đối với người sau tốt nghiệp.”

Một ví dụ khác, như bài viết “Định hướng phát triển công nghiệp Dược” của tác giả Hà Linh, đăng trang 5 ngày 3/3/2016 phản ánh thông tin Dự thảo Luật Dược

sửa đổi vừa trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (Quốc hội khóa XIII) vừa qua đã xác định lại hướng phát triển của ngành dược. Theo đó, sẽ ưu tiên, khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước, nhất là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, nhanh chóng đưa ngành dược Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế.

Tương tự, vấn đề tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành y tế cũng được đưa khá đậm nét trên báo Nhân Dân điện tử. Ngày 29/12/2016, báo Nhân Dân điện tử có bài viết: “Những vấn đề còn trăn trở của ngành y tế”. Bài viết là cái nhìn của vị nữ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sau

một năm nhìn lại những thành tựu và những mặt chưa được của ngành Y tế năm 2016. Bộ trưởng Y tế bày tỏ, còn nhiều vấn đề trăn trở mà toàn ngành y tế phải nhìn nhận thẳng thắn là dù chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tăng, quá tải giảm, thái độ phục vụ có tốt lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu người dân. Người dân còn phàn nàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế chưa cao, vấn đề giảm quá tải bệnh viện, BHYT, an toàn thực phẩm… Theo Bộ trưởng, cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các bệnh viện cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, không thể để tư duy quản lý bệnh viện thời bao cấp trong khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bệnh viện phải xanh – sạch – đẹp, là cơ sở để cung cấp dịch vụ, để phục vụ người bệnh chứ không phải là nơi ban ơn cho người bệnh. Với vai trò là tổng tư lệnh của ngành Y tế, Bộ trưởng khẳng định sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, theo đúng phương châm: chủ trương một, biện pháp mười, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp mà Bộ Y tế đã đưa ra.

Ngày 09/01/2017, báo Nhân Dân điện tử có đăng bài “Bộ Y tế lựa chọn

phương án hiến máu tự nguyện thay vì bắt buộc”, tác giả Thiên Lam cho biết Bộ Y

tế có tờ trình gửi Bộ Tư pháp về dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, trong đó có đưa ra hai giải pháp để tham khảo. Thứ nhất là bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần nhưng có loại trừ một số trường hợp đặc biệt không thể hiến máu. Giải pháp thứ hai quy định hiến máu là hoạt động tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Cũng trong tờ trình, Bộ nêu quan điểm ủng hộ hiến

máu tự nguyện và khẳng định đưa phương án này vào dự luật. Bộ Y tế cho biết, nếu sử dụng giải pháp một thì sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng gần 28 triệu. Bên cạnh đó, việc sử dụng giải pháp một cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi cho với việc sử dụng giải pháp một. Từ phân tích đó, nhằm phù hợp hơn với thực tiễn Bộ Y tế lựa chọn giải pháp thứ hai là “Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”.

Việc này, đã đưa vào dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, trình Quốc hội năm 2017. Dự kiến Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2018.

Cho dù có những hình thức, cách thức thể hiện khác nhau nhưng nội dung tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng và Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn luôn được chú trọng trong nhiều tin, bài trên báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)