Hình thức chuyển tải thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 73)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin

2.3.1. Thể loại

“Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng

ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tư tưởng nhất định” [21, tr.42].

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát các tờ báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử, tác giả nhận thấy các ấn phẩm này đã sử dụng một số hình thức thể loại chính, trong đó nổi bật là: tin, bài phỏng vấn, phản ánh, phóng sự, bình luận.

Biểu đồ 2.3: Các thể loại được sử dụng thể hiện nội dung thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên hai ấn phẩm báo Nhân Dân

Dựa vào biểu đồ có thể thấy, thể loại tin vẫn được hai báo sử dụng nhiều nhất để phán ánh nội dung thông tin y tế và CSSK người dân. Bài phản ánh cũng là thể loại chiếm nhiều ưu thế để đưa thơng tin đến bạn đọc. Thể loại phóng sự chiếm số lượng bài rất ít trên cả hai ấn phẩm. Trong khi báo Nhân Dân điện tử không hề sử dụng thể loại bình luận, báo Nhân Dân hằng ngày lại có khá nhiều bài bình luận thế hiện quan điểm của các tác giả về các vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân.

2.3.1.1. Tin

Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại thơng tấn, trong đó thơng báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định [28, tr.65].

Tin có 4 cấu trúc cơ bản là: cấu trúc hình tháp thường, cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật và cấu trúc hình kim cương.

“Cấu trúc hình tháp thường là cấu trúc viết tin đơn giản, truyền thống, phổ biến, cách viết như một bài văn thơng thường (có mở đầu, thân bài và kết luận). Theo cấu trúc này thì cách viết như sau: Mào đầu tin có thể sử dụng một từ, một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tị mị cho người đọc; sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần kết luận” [8, tr.27].

“Trong cấu trúc hình tháp ngược, những chi tiết, dữ kiện, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất, tức là hạt nhân của tin đưa lên đầu tin, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích” [8, tr.30].

“Cấu trúc hình chữ nhật là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết có một lượng thơng tin, khơng có chi tiết nào nổi trội hoặc khơng có giá trị thơng tin. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập trong tin để làm nổi bật sự kiện” [8, tr.32].

“Trong cấu trúc hình kim cương, người viết có thể tạo ra nhiều tam giác ngược giao nhau, xoay quanh nhiều góc cạnh khác nhau. Càng nhiều góc cạnh thì bài viết càng hấp dẫn và thu hút người đọc” [8, tr.33].

Qua khảo sát của tác giả luận văn, thể loại tin xuất hiện thường xuyên trên hai tờ báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử. Hình thức thể loại này xuất hiện ở hầu hết các trang thơng tin liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe người dân của hai tờ báo trên.

Ở hai tờ Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử, theo khảo sát của tác giả luận văn, cấu trúc tin được sử dụng phổ biến đó là cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình tháp thường, cấu trúc hình chữ nhật. Trong đó, cấu trúc hình tháp ngược được ưu tiên sử dụng nhiều nhất, cấu trúc hình kim cương không được sử dụng.

Thể loại tin ở báo Nhân Dân hằng ngày nội dung rất ngắn gọn, tin vắn thường từ 150 – 250 chữ. Việc sử dụng tin ngắn gọn, súc tích đã giúp tờ báo đăng tải được

nhiều thơng tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên diện tích trang báo. Cấu trúc tin được sử dụng phổ biến là cấu trúc hình tháp ngược. Song tin ở trên báo Nhân Dân hằng ngày nhiều khi hơi nhàm chán do một mô tuýp khá “truyền thống”. Mở đầu là ngày, tháng, ở đâu, diễn ra sự kiện gì. Sau đó là các thơng tin quan trọng được diễn đạt ngắn gọn nhất, súc tích nhất. Ví dụ trên báo Nhân Dân ra ngày 5/11/2015 có đưa tin Phát hiện sản phẩm thực phẩm chức năng giả. Nội dung tin

đưa ra thơng tin “Ngày 4/11, Cục An tồn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay

trên thị trường TP Hà Nội đang lưu hành lô sản phẩm thực phẩm chức năng Cốm Cansua 3+ giả”. Sau đó, cụ thể hơn về các lơ sản phẩm và các thông tin liên quan

đến việc xử lý vụ việc: “Sản phẩm giả có số lơ 012015, NSX: 21032015 - HSD:

20032017. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp các đơn vị chức năng của TP Hà Nội xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và công bố công khai khi có kết quả xác minh trên các phương tiện thơng tin đại chúng để người dân được biết”.

Tin ở báo Nhân Dân điện tử thường là tin sâu hơn, dung lượng cũng dài hơn và thường diễn đạt theo lối hình tháp ngược. Tin cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng phổ biến phù hợp với tiêu chí thể loại hiện đại, đó là đáp ứng tính nhanh chóng, hấp dẫn tới bạn đọc. Nội dung quan trọng nhất của thông tin được đưa ngay đầu để độc giả có thể cập nhật kịp thời. Ví dụ, trên báo Nhân Dân điện tử ngày 26/3/2017 có đưa tin: “Sau bữa cơm, cả gia đình nguy kịch tính mạng vì nấm độc”. Ngay từ sapo tác giả đã đưa những thông tin cốt lõi nhất: “Ba người trong một gia

đình ở Lạng Sơn đang nguy kịch tính mạng vì ăn phải nấm độc sau bữa cơm trưa ngày 20-3”. Sau đó, tác giả mới đi vào cung cấp những thông tin cụ thể khác như:

Ngày 24-3, theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho ba người bệnh trong cùng một gia đình bị ngộ độc nấm là Hà Thị C. (52 tuổi), Chu Văn M. (58 tuổi) và Chu Văn V. (30 tuổi) ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Tác giả mô tả diễn biến của sự việc, dẫn lời của Phó Giám đốc Trung tâm chống độc về tình trạng bệnh của bệnh nhân và hướng điều trị, cũng như những cảnh báo cho cộng đồng.

2.3.1.2. Bài phản ánh

Theo tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí”: “Trên báo chí Việt Nam hiện nay thể loại bài phản ánh được sử dụng khá phổ biến và chiếm diện tích tương đối lớn trên các báo. Có thể nói rằng, khơng một tờ báo nào thiếu vắng loại bài này” [32, tr.33].

Cả hai ấn phẩm hàng ngày và điện tử của báo Nhân Dân đều sử dụng nhiều thể loại bài phản ánh nhằm chuyển tải đến bạn đọc lượng thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách đa dạng, phong phú nhất. Bài phản ánh trên hai ấn phẩm được chia làm ba dạng chủ yếu là phản ánh thơng tin, phản ánh phân tích và phản ánh nêu vấn đề.

Ở hai tờ Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử, cả ba dạng bài phản ánh đều được các phóng viên linh hoạt sử dụng, trong đó dạng bài phản ánh nêu vấn đề và phản ánh phân tích được sử dụng nhiều. Yêu cầu của bài phản ánh nêu vấn đề là phân tích được tình hình hiện tại của vấn đề, những mâu thuẫn đang làm chậm sự phát triển và dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai gần. Ví dụ bài viết “Ẩn họa sau thú chơi thuốc lá điện tử” đăng ngày 28/5/2016 của tác giả Linh Phan phản ánh thực trạng giới trẻ đang truyền tay nhau thú chơi mới: vape (tạm dịch: thuốc lá điện tử). Nhỏ gọn, dễ sử dụng và nhiều… khói, vape nhanh chóng trở thành “cơn sốt” của các thanh niên thích tỏ ra “sành điệu”. Thế nhưng, với xuất xứ thiết bị mập mờ, chất lượng thật - giả lẫn lộn, tự pha chế thêm để sử dụng… vape tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bài viết trích ý kiến của Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi tắc nghẽn (Bệnh viện Phổi T.Ư), cảnh báo: “Nguyên lý hoạt động của các loại thuốc lá điện tử dựa trên việc phóng thích ni-cơ-tin qua hơi nước để người dùng hít vào phổi. Một số loại dung dịch dành cho thuốc lá điện tử hiện đại cịn được bổ sung các chất tạo khói, tạo mùi. Những chất này đều phải được kiểm soát và cấp phép sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trên thế giới, các bác sĩ chỉ cho phép bệnh nhân sử dụng thuốc lá điện tử trong trường hợp tất cả các biện pháp cai thuốc lá khác không mang lại hiệu quả. Tại Việt Nam, tất cả dược phẩm chứa ni-cô-tin đều bị cấm, trừ một vài loại thuốc cai nghiện thuốc lá do Bộ Y tế cấp phép.

Việc tự pha chế dung dịch dùng cho thuốc lá điện tử rất nguy hiểm, khơng ai có thể bảo đảm trong dung dịch đó có những thành phần gì, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao...”.

Khi thực hiện các bài viết phản ánh, các tác giả thường có sự nghiên cứu, tổng hợp, tìm hiểu kỹ về vấn đề, sự việc mà mình dự định phản ánh. Các bài phản ánh trên hai tờ Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử đã đề cập đến nhiều sự việc, hiện tượng khác của lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Những sự kiện trong bài phản ánh được hiện lên một cách độc đáo, sắc sảo, dễ hiểu, giải thích cho độc giả về nguyên nhân và động lực dẫn đến các sự kiện như vậy. Các tình tiết, các khía cạnh của vấn đề đã được tác giả phân tích, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp cơng chúng hiểu vấn đề cấp bách trước mắt (bệnh dịch, các yếu tố nguy cơ xâm hại tới sức khỏe…). Mỗi bài phản ánh thường tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể mà bài báo đề cập, cuối bài phản ánh mỗi tác giả đều có những kết luận rõ ràng, sát đáng và mang tính khái quát cao.

Dung lượng của mỗi bài phản ánh trên 2 tờ Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử cũng khác nhau, tùy từng chủ đề và nội dung thông tin muốn chuyển tải mà bài viết sẽ ngắn hay dài. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi trình bày một bài phản ánh đều cố gắng chuyển tải hết những tư liệu cần thiết cho việc khai thác thông tin, nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận và nắm bắt nội dung thơng tin của bài viết.

2.3.1.3. Bài phỏng vấn

Ngồi dạng tin, báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử còn đăng tải các bài viết thuộc thể loại phỏng vấn về thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Nội dung các bài viết này đề cập đến mọi khía cạnh trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Đặc biệt, thể loại phỏng vấn được thể hiện chủ yếu dưới dạng hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích. Các bài phỏng vấn dài tuy không được sử dụng thường xuyên nhưng mang một phong cách riêng, đề cập đến những vấn đề đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

“Phỏng vấn là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người

về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [8, tr.417]. Thuật ngữ phỏng vấn có thể hiểu dưới 3 góc độ: “Phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa người này với người khác về một vấn đề mà hai bên quan tâm. Hình thức này xảy ra trong cuộc sống hàng ngày hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội. Phỏng vấn như một phương thức, phương pháp nhằm thu thập bất cứ thông tin nào mà con người cần về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong lao động báo chí, phỏng vấn hoặc hỏi chuyện cũng là phương thức để hỏi, biết, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu… để viết bài về các thể loại báo chí như tin, phóng sự, ký, điều tra, bài phản ánh… (phương pháp thu thập thông tin cho một vấn đề hay cơng việc nào đó). Phỏng vấn là một tác phẩm phổ biến, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn báo chí” [8, tr.417].

Phỏng vấn là một cuộc hỏi – đáp giữa người này với người khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một số vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan tâm. Về mặt lý thuyết, có thể phỏng vấn bất cứ người nào, song trên báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử, nhà báo thường chọn những người “có thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” để hỏi nhằm khai thác thông tin cung cấp cho công chúng. Trên báo Nhân Dân hằng ngày các đối tượng trả lời phỏng vấn thường là “tư lệnh” ngành, các cán bộ đầu ngành. Ví dụ như: vvv (bổ sung ví dụ) Do vậy, thơng tin trong bài phỏng vấn các đối tượng đó thường có độ tin cậy, sức thuyết phục, trách nhiệm và cả giá trị pháp lý cao.

Giao lưu trực tuyến chính là một hình thức của phỏng vấn trên báo điện tử. Với lợi thế của báo điện tử, báo Nhân Dân điện tử tổ chức giao lưu trực tuyến về dịch virus Zika và các bệnh truyền nhiễm nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc, tăng tính tương tác giữa bạn đọc và tờ báo. Giao lưu trực tuyến “Ứng phó với virus Zika và các bệnh truyền nhiễm”. Sự xuất hiện của virus Zika và sự phân bố rộng rãi của muỗi vằn Aedes tại Việt Nam sẽ khiến cho dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam có thể diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Bệnh do virus Zika hiện đã được phát hiện tại 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá,

đây là vấn đề y tế cơng cộng tồn cầu. Tại Việt Nam, tính đến ngày 11-11, ở địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có 34 ca nhiễm virus Zika được xác định. Với sự nguy hiểm của Zika và các bệnh truyền nhiễm khác, nhận thấy tầm quan trọng của việc phải chia sẻ thông tin về dịch bệnh và các cách ứng phó, báo Nhân Dân điện tử tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Ứng phó với virus Zika và các bệnh truyền nhiễm”. Các khách mời trả lời câu hỏi của độc giả về chủ đề phòng chống dịch bệnh, sự chung tay của cộng đồng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh dịch mới nổi và các dịch bệnh bùng phát trở lại trong những năm gần đây như virus Zika, sốt xuất huyết...

Tuy nhiên, có thể thấy dù là một tờ báo điện tử nhưng trực tuyến về các vấn đề thơng tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên báo Nhân Dân điện tử chưa có nhiều, trong khi đó vấn đề y tế là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều quan tâm của độc giả.

2.3.1.4. Bình luận

Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thơng tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật…) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc… Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)