Thông tin kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 48 - 65)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Nội dung thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân trên báo Nhân Dân

2.2.2. Thông tin kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho

người dân

Có thể nói, đây là mảng thơng tin cơ bản nhất, chiếm nhiều nhất dung lượng nhất của vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Trên báo Nhân Dân hằng ngày nội dung này chiếm 41,5%, trong khi đó trên Nhân Dân điện tử chiếm 35,2%. Thơng tin kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người dân thường nhấn mạnh đến các khía cạnh chính: nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đối với vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Thông tin kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho người dân không chỉ đơn thuần cung cấp thơng tin chính xác về tình hình y tế, diễn biến bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố tác động đến thái độ, nhận thức của cộng đồng từ đó làm thay đổi hành vi của cộng đồng về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

2.2.2.1. Thông tin về dịch bệnh

Những năm gần đây toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Cùng với các dịch bệnh

cũ đang tái bùng phát như tiêu chảy, viêm màng não mủ, dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, sởi - rubella, trong những năm gần đây một số dịch bệnh mới đã phát sinh, có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy cơ gây tử vong cao như dịch cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, dịch SAT, dịch MER-CoV, dịch Zika… và cả đại dịch HIV/AIDS… Do đó, việc cung cấp kiến thức về phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng để người dân hiểu biết về dịch bệnh, từ đó nâng cao ý thức phịng chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng rất quan trọng. Điều này địi hỏi nguồn thơng tin từ báo chí về tình hình, diễn biến dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh phải ln mang tính thời sự, cập nhật nhanh, chính xác.

Có thể nói, việc đưa tin về dịch bệnh là một nội dung được xuyên suốt trong các số báo của báo Nhân Dân hằng ngày và cập nhật liên tục trên báo Nhân Dân điện tử. Trên hai ấn phẩm thường xuyên đăng các tin, bài liên quan đến tình hình dịch bệnh và cách phòng tránh dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh mới nổi… Tuy nhiên, vào các đợt cao điểm về các dịch bệnh như dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết, cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N1…)… hai tờ báo thường tập trung thành đợt cao điểm thông tin tuyên truyền về các dịch bệnh trên nhiều góc độ đa dạng, phong phú từ dấu hiệu nhận biết dịch bệnh, những tác hại với sức khỏe con người, cách phòng tránh dịch bệnh, diễn biến dịch bệnh… nhằm tạo hiệu ứng thông tin đến cộng đồng, tăng hiệu quả của cơng tác phịng chống dịch bệnh.

Trước mỗi đợt dịch bệnh trong năm, báo Nhân Dân có những bài viết cảnh báo, cung cấp những thơng tin để cảnh báo, phịng ngừa, khống chế dịch bệnh cho cộng đồng. Khi dịch bệnh diễn ra, hai ấn phẩm của báo Nhân Dân đều cập nhật diễn biến dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế, chuyên gia y tế.

Trong thời gian khảo sát của luận văn, có 3 loại dịch bệnh được đề cập với tần suất và số lượng tin, bài nhiều nhất trên hai ấn phẩm báo in và điện tử của báo Nhân Dân là dịch sốt xuất huyết, dịch MERS-Co, dịch Zika. Ngồi ra cịn có một số dịch bệnh khác như: tay chân miệng, cúm A (H5N1, H7N9)…

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tin, bài về nội dung thông tin dịch bệnh trên báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử

Kết quả khảo sát tin, bài trên hai ấn phẩm của báo Nhân Dân cho thấy, tỷ lệ tin bài về dịch bệnh sốt xuất huyết chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tiếp theo đến dịch Zika, các loại dịch bệnh khác và dịch MERS-Co. Điều này khẳng định, hai tờ báo đang phản ánh thực trạng tình hình và diễn biến của dịch bệnh. Số lượng tin, bài được đưa nhiều cũng trùng khớp với thời điểm xuất hiện và bùng phát của mỗi loại dịch bệnh. Ví dụ như năm 2015, cả nước có gần 82 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 52 trường hợp tử vong. Đây là năm dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cho đến nay, dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam. Đầu năm 2015, chỉ trong vòng nửa tháng từ khi xuất hiện ca nhiễm virus MERS-CoV đầu tiên tại Hàn Quốc, số người nhiễm MERS-Co khơng ngừng tăng lên và có khả năng lây lan sang Việt Nam. Đầu năm 2016, WHO tuyên bố nạn dịch virus Zika là tình trạng khẩn cấp nguy cơ đến sức khỏe cơng cộng tồn cầu và diễn biến phức tạp trong suốt hơn một năm qua. Những tháng đầu năm 2017, các dịch bệnh trên hiện đang diễn biến khá phức tạp.

Báo Nhân Dân hằng ngày và báo Nhân Dân điện tử với nội dung phong phú, cập nhật những thông tin đa chiều về các loại dịch bệnh tại các điểm trên cả nước. Trong đó, báo đã đề cập đến vấn đề phòng chống dịch bệnh, hướng giải quyết dịch bệnh, diễn biến dịch bệnh trên cả nước, các điểm nóng bùng phát dịch bệnh, kết quả đạt được đối với việc đẩy lùi dịch bệnh… Khi theo dõi nội dung các bài viết, độc giả có thể thấy rõ bức tranh tồn cảnh về việc diễn biến của dịch bệnh. Các bài viết

đa dạng, nhằm cung cấp cho cộng đồng những thông tin mới, cập nhật nhất về tình hình diễn biến của dịch bệnh, số lượng các ca mắc mới, cách phòng chống, xây dựng phác đồ điều trị…

Đối với mỗi loại dịch bệnh, báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của dịch. Tuy nhiên về cơ bản báo đã phản ánh hai nội dung chính: số lượng người mắc bệnh và diễn biến của dịch bệnh.

Thông tin về số lƣợng ngƣời mắc bệnh, diễn biến dịch bệnh

Trên tờ Nhân Dân hằng ngày có nhiều tin, bài phản ánh số lượng người mắc bệnh dịch. Có nhiều tin, bài ngay từ tít và sapo đã thể hiện số lượng người mắc bệnh. Ví dụ như, số ra ngày 2/10/2015 có đăng tin “28 người chết do sốt xuất huyết”. Theo đó, phóng viên dẫn số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Số người mắc SXH tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương, tính lũy từ đầu năm 2015, cả nước ghi nhận 43.141 trường hợp mắc SXH tại 53 trong số 63 tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết đã làm chết 28 người. Khu vực phía nam ghi nhận được 31.744 trường hợp mắc (chiếm 73,6% số mắc cả nước). Riêng tại Hà Nội, ghi nhận hơn 3.000 trường hợp mắc từ đầu năm đến nay, tại tất cả các quận, huyện.

Hay như trong bài viết “Cấp bách ngăn chặn dịch sốt xuất huyết” đăng ngày 11/8/2016, tác giả Mạnh Cường đưa ra những con số cho thấy diễn biến phức tạp của dịch SXH như: “Từ đầu năm đến nay, nhất là những tuần gần đây, số ca mắc SXH gia tăng và xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015. Tích lũy đến hết tháng 7, cả nước ghi nhận gần 50 nghìn trường hợp mắc SXH tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó có 17 trường hợp chết. Số ca mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực phía nam (hơn 28 nghìn trường hợp), chiếm 57,9% tổng số ca mắc; tiếp theo là khu vực miền trung, Tây Nguyên. Bốn tỉnh Tây Nguyên (gồm: Đác Lắc, Đác Nông, Gia Lai, Kon Tum) đang là “điểm nóng” về dịch SXH khi ghi nhận có 7.411 trường hợp mắc bệnh (chiếm 15,1%), tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2015, trong đó có bốn trường hợp tử vong. Hiện nay dịch xảy ra ở 393 /563 xã, phường, thị trấn và tại 48/50 huyện của bốn tỉnh ở Tây Nguyên…”.

Trên báo Nhân Dân điện tử cũng đưa nhiều tin, bài có thơng tin số lượng người mắc bệnh dịch, từ đó cho thấy tình hình dịch bệnh đang diễn ra như thế nào. Ngày 5/1//2015, báo Nhân Dân điện tử đưa tin “Hơn 44 nghìn trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng” của tác giả T.TR. Trong đó, số lượng người mắc bệnh được đưa ngay trên tít thơng tin đến người đọc, sau đó trong tin đề cập cụ thể hơn: “Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế dự (Bộ Y tế) tính tới thời điểm hiện tại cả nước có hơn 44 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 tỉnh, thành phố. Trong đó, ghi nhận năm trường hợp tử vong tại khu vực phía nam. Năm nay, do làm tốt cơng tác phòng chống dịch bệnh nên số ca mắc giảm 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái”. Tác giả cũng cho hay, theo các chuyên gia y tế, thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng là rất lớn. Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột, lây qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện, chưa có vắc xin phịng ngừa cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu loại bệnh này.

Ngày 3/8/2016, báo Nhân Dân điện tử đưa tin: “Phát hiện bệnh nhân nhiễm virus Zika đầu tiên ở Phú Yên”. Theo tác giả, Viện Pasteur Nha Trang đã phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Phú Yên. Ngay khi nhận được kết luận của Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh; thành lập đoàn giám sát tại nhà bệnh nhân D.Đ.T và các hộ xung quanh tại thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa. Khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Đoàn giám sát cũng chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Sơn Hịa, Trạm Y tế xã, y tế thơn và Đồn Thanh niên xã Sơn Hội tổ chức tổng vệ sinh, diệt bọ gậy và phun hóa chất tại 154 hộ dân. Ngày 15/10/2016, báo Nhân Dân điện tử đưa tin “Thêm hai ca nhiễm virus Zika ở TP Hồ Chí Minh”. Theo báo cáo của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, trong tuần đã phát hiện thêm hai trường hợp mới nhiễm virus Zika tại TP Hồ Chí Minh, nâng tổng số ca nhiễm đã phát hiện tại Việt Nam lên bảy ca. Việt Nam là nước đã ghi nhận sự lưu hành virus Zika,

trong thời gian tới hệ thống giám sát dịch có thể sẽ tiếp tục phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika tại cộng đồng.

Việc thông tin kịp thời về dịch bệnh khiến cho người dân có thể kịp thời nắm bắt diễn biến lây lan, phát triển của bệnh, từ đó có phương pháp phịng ngừa, đối phó, ngăn chặn bệnh dịch lây lan. Khảo sát trên hai báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử cho thấy, với lợi thế là tờ báo Đảng, có phóng viên chuyên trách theo dõi Bộ Y tế, đồng thời đội ngũ phóng viên thường trú khắp 63 tỉnh, thành, cho nên những tin tức diễn biến về tình hình dịch bệnh ln được phản ánh cập nhật, kịp thời và chính xác.

Thơng tin về phịng ngừa, cách phịng chống bệnh dịch

Ở mỗi dịch bệnh, hai ấn phẩm Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử đều có những bài viết đề cập đến vấn đề phịng ngừa, phân tích ngun nhân bùng phát, xu hướng điều trị các bệnh dịch.

Trên ấn phẩm Nhân Dân hằng ngày số ra ngày 6/2/2016 có đăng tin “Bộ Y tế

ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Zika”. Theo đó, nhiễm

virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền và có thể gây dịch. Bệnh do virus Zika thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong, tuy nhiên virus Zika có thể gây hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh do virus Zika nhưng bệnh có nguy cơ xâm nhập, cho nên việc chẩn đoán ca bệnh phải dựa trên các yếu tố: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cũng như có sự phân biệt với các bệnh có căn nguyên vi-rút (Sốt xuất huyết, Rubella, Sởi...), nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng... Việc điều trị theo triệu chứng là chính, bao gồm: nghỉ ngơi; hạ sốt bằng paracetamol; bồi phụ nước và điện giải; theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ. Đối với phụ nữ có thai cần hội chẩn với chuyên khoa sản để theo dõi bất thường về thai nhi... Hướng dẫn cũng nêu rõ, hiện chưa có vắc-xin phịng bệnh, cho nên biện pháp phịng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

Trong khi báo Nhân Dân hằng ngày đưa những khuyến cáo kèm vào các bài phản ánh, hay các tin, thì báo Nhân Dân điện tử lại tách những nội dung về cách phòng ngừa, phòng tránh dịch bệnh thành những tin, bài riêng, cụ thể để hướng người đọc chú ý hơn. Cũng là dịch Zika nhưng thơng tin về phịng ngừa được đưa trên Nhân Dân điện tử lại rất chi tiết, hướng tới từng đối tượng cụ thể và những hành vi cụ thể. Chẳng hạn, ngày 31/3/2016, báo Nhân Dân điện tử đăng tin “Khuyến cáo phòng chống virus Zika cho cộng đồng và phụ nữ mang thai”. Tình hình dịch bệnh do virus Zika hiện nay đã trở nên khẩn cấp, gây quan ngại quốc tế do có mối liên quan giữa nhiễm virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Do đó, Bộ Y tế vừa có khuyến cáo người dân và phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai những cách phịng chống dịch bệnh do virus Zika. Tác giả đã trích dẫn cụ thể những khuyến cáo chung cho cộng đồng phòng bệnh Zika và những khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai.

Trên cơ sở cung cấp thông tin, báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử đã giúp ích cho ngành y tế trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh hiệu quả. Từ thơng tin tun truyền của báo chí, người dân đã nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, góp phần làm giảm những ca nhiễm bệnh do thiếu hiểu biết, giải quyết phần nào tình trạng quá tải trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Bên cạnh đó, báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử cũng kịp thời đưa tin diễn biến mỗi khi có dịch bệnh xảy ra ở từng địa phương, giúp mỗi gia đình và cộng đồng hình dung được bức tranh tồn cảnh về dịch bệnh.

Theo khảo sát của tác giả luận văn, thông tin về diễn biến của dịch bệnh (số ca nhiễm, tình hình lây lan) là nội dung được các tờ báo tập trung đăng nhiều hơn cả. Trong đó nếu báo Nhân Dân hằng ngày chủ yếu chỉ đưa tin vắn, thì báo Nhân Dân điện tử đã có nhiều tin sâu cũng như bài viết mơ tả chi tiết tình hình dịch bệnh.

2.2.2.2. Thơng tin về an tồn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là lĩnh vực “nóng”, liên quan mật thiết đến bữa cơm hàng ngày của người dân, ảnh hưởng sát sườn đến sức khỏe người dân. Trong

những năm gần đây, thông tin về thực phẩm “bẩn” không bảo đảm an toàn thực phẩm liên tiếp bị cơ quan chức năng phát hiện. bắt giữ đã khiến cho người tiêu dùng hoang mang. Do đó, việc báo chí thơng tin về vấn đề này rất cần thiết nhằm giúp cho người dân biết cách để lựa chọn an toàn, tẩy chay thực phẩm bẩn.

Báo Nhân Dân hằng ngày và Nhân Dân điện tử có nhiều tin, bài đưa thơng tin về an tồn thực phẩm, trong đó chủ yếu là các tin, bài phản ánh sự vụ ngộ độc thực phẩm.

Báo Nhân Dân hằng ngày có nhiều tin, bài về vấn đề an toàn thực phẩm. Trong đó số lượng tin ngắn phản ánh số lượng người ngộ độc, số vụ ngộ độc và một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với vấn đề thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe người dân (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)