Xây dựng, trình Chính phủ, Bộ Nội vụ đề án tiền lương của nhà trường theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở hải dương (Trang 87 - 91)

hướng ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, hệ số lương tăng thêm của giảng viên được xây dựng cao hơn hệ số lương tăng thêm của công chức từ 20%-30%, giảng viên có chế độ phụ cấp thâm niên phù hợp với u cầu và tính chất cơng việc để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ hoặc quản trị văn phịng.

3.3 Nhóm giải pháp 3. Xây dựng các chương trình liên kết hợp tác trong đào tạo Trong điều kiện của các cơ sở đào tạo ngành văn thư, lưu trữ của Việt Trong điều kiện của các cơ sở đào tạo ngành văn thư, lưu trữ của Việt

Nam hiện nay, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì hợp tác là một giải pháp cần thiết. Nâng cao chất lượng đào tạo là hướng tới đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ phải đạt trình độ chuẩn trong khu vực và quốc tế bao gồm: kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế, khả năng giao tiếp ngoại ngữ). Hợp tác sẽ tạo thêm khả năng, nguồn lực giúp các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục. Liên kết hợp tác trong đào tạo không chỉ trong việc giảng dạy giữa trường này với trường khác, tổ chức tuyển sinh chung, liên kết đào tạo và cấp bằng. Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) từ năm 2007, chúng ta đã bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới và do đó chúng ta đang rất cần nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ có chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và hội nhập

kinh tế thế giới. Để có nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ có chất lượng cao các cơ sở đào tạo phải xây dựng các chiến lược đón đầu, cụ thể như sau:

Một là, đối tượng có nhu cầu được đào tạo trở thành cán bộ văn thư, lưu

trữ có trình độ cao đẳng, đại học đúng chun ngành bao gồm:

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối tượng này phải được tuyển chọn kỹ từ những thí sinh có kết quả thi cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy.

- Những cán bộ hiện đang làm cơng tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức nhưng chưa được đào tạo đúng chun ngành hoặc có nhu cầu nâng cao trình độ chun mơn thường đăng ký theo học chương trình đào tạo phi chính quy. Hiện nay, đối tượng này chiếm số lượng tương đối lớn, họ có kinh nghiệm thực tế song chưa được đào tạo bài bản hoặc chuyên sâu. Đối với đội ngũ cán bộ này có nhu cầu nâng cao trình độ chun mơn nhưng thường gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian theo học.

- Cán bộ làm cơng tác hành chính, văn phịng có nhu cầu học tập, bồi dưỡng ngắn hạn những kiến thức cơ bản mới về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, hành chính văn phịng đáp ứng yêu cầu hội nhập, cải cách hành chính và từng bước hiện đại hóa cơng tác văn phịng, văn thư, lưu trữ. Đối tượng này cũng có nhu cầu được trang bị những kiến thức về lý luận và thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ nhưng là để bổ sung kiến thức mới, cập nhật nên hình thức đào tạo dài hạn khơng phù hợp.

Cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công chức đi học cần phải xây dựng kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở dự nguồn, kế cận và nhu cầu thực tiễn; Đồng thời, phải xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí cơng việc, trên cơ sở đó cử cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, cơng chức phù hợp với vị trí cơng tác đó.

Phân tích trên đây cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ khá phong phú và đa dạng. Nhưng để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thì chương trình, kế hoạch học tập phù hợp với từng đối tượng cụ thể để học viên có điều kiện tích lũy kiến thức; các môn học phải hướng tới sự mới mẻ, bổ ích, đội ngũ giảng viên là những người có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm và khả

năng truyền đạt để tạo sức hấp dẫn người học, tránh tình trạng học hộ, học đối phó, học để hợp thức hóa bằng cấp.

Hai là, trong xu thế hiện nay, đào tạo đang có sự cạnh tranh, cạnh tranh giữa các ngành khác nhau, cạnh tranh trong cùng ngành đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và cạnh tranh giữa các ngành trong cùng cơ sở đào tạo.

Các ngành kinh tế đang chiếm ưu thế trong việc lựa chọn ngành học của nhiều người. Ngành văn thư, lưu trữ là một ngành xã hội và khơng phải là ngành có thu nhập cao so với các vị trí khác trong cơ quan, tổ chức. Do vậy, để thu hút được những người giỏi, các cơ sở đầu ngành về lĩnh vực văn thư, lưu trữ phải xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn hiện hành, áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả rèn luyện kỹ năng cao hơn. Chương trình này địi hỏi người còn phải tham dự kỳ kiểm tra ngoại ngữ để đảm bảo đủ khả năng nghe giảng dạy bằng tiếng Anh trong suốt quá trình đào tạo. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được ưu tiên xét chuyển tiếp cao học, nghiên cứu sinh, tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo hoặc làm việc trong các cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên.

Ví dụ, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, bậc cao đẳng nhóm ngành kinh tế có 04 chun ngành: Kế tốn - Kiểm tốn, Tài chính - Ngân Hàng, Quản trị Kinh Doanh và Quản trị văn phịng. Số lượng thí sinh đăng ký chun ngành Kế tốn – Kiểm tốn thường đơng hơn hẳn so với các chuyên ngành khác, số điểm chuẩn cũng cao hơn. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Quản trị văn phịng số lượng thí sinh đăng ký và số điểm chuẩn hàng năm là tương đương nhau. Năm học 2011 – 2012 số thí sinh đăng ký ngành Quản trị văn phịng đơng hơn ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên nếu khơng có chiến lược quảng bá, giới thiệu về ngành học, môn học và cơ hội việc làm nhiều sinh viên sau một thời gian học tập sẽ có khuynh hướng xin chuyển sang ngành học khác hoặc sang trường khác.

Đối với liên kết đào tạo trong nước, liên kết với các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động sẽ tạo ra thị trường lao động rộng lớn, làm cho cơng tác đào tạo có

cơ hội phát triển. Các cơ sở đào tạo chủ động liên hệ với các cơ quan, tổ chức để hợp tác mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chun mơn theo địa chỉ dưới nhiều hình thức. Hai bên có thể cùng tham gia cơng tác giảng dạy, một bên là lý luận khoa học chặt chẽ và một bên là các kiến thức thực tiễn. Người học vừa nắm vững lý luận vừa có kiến thức thực tế hơn nữa người học sau khi ra trường có được cơ hội việc làm đúng chuyên ngành và đáp ứng được yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Sinh viên ngành văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng phải được làm quen với khái niệm “sáng giảng đường, chiều thực hành, thực tập” tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế…

Đối với liên kết với nước ngoài, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý và

giảng viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp đào tạo mới, các chương trình đào tạo hiện đại. Liên kết sẽ mang lại những lợi ích to lớn trước mắt cũng như lâu dài. Việc liên kết đào tạo với các cơ quan, tổ chức thúc đẩy công tác đào tạo trong các nhà trường phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Đào tạo quốc tế là việc làm cần thiết để các cơ sở đào tạo có điều kiện học hỏi, tiếp thu các phương pháp đào tạo mới, các chương trình đào tạo hiện đại, từ đó tạo những thay đổi cho đào tạo trong nước.

Trong quá trình đào tạo, người học được nghe giảng bằng tiếng Anh, nhờ

đó đạt trình độ ngoại ngữ cao, giúp người học có thể giao tiếp trong cơng việc, tự tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh; trang bị cho người học những kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm….. giảng viên luôn gợi mở vấn đề và hướng dẫn thực hành, nghiên cứu nhiều hơn cho người học.

Các giảng viên trong và ngồi nước có thể triển khai phương pháp dạy mới với sự hỗ trợ của các phương tiện học tập hiện đại, nâng cao năng lực chun mơn, phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập, tác phong làm việc tập thể, làm việc khoa học.

Để thực hiện được việc liên kết đào tạo đạt hiệu quả, các cơ sở đào tạo cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

- Phải có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý và giảng dạy. Đây là đội ngũ nịng cốt, đội ngũ này phải có bị kiến thức chuyên môn vững vàng và kiến thức ngoại ngữ cần thiết để có thể trao đổi, giao dịch và tham

giảng dạy các chuyên đề bằng ngoại ngữ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác giảng dạy của ngành văn thư, lưu trữ hiện nay trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả trong liên kết đào tạo quốc tế.

- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm trong đào tạo, ký kết các bản thỏa thuận để sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội học tập trao đổi với sinh viên nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới, hiện đại ở những nước mà công tác văn thư, lưu trữ đã đạt những bước phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Singapore hay Malaysia tài liệu lưu trữ đã được số hóa, cho phép cơng chúng được tiếp cận với các sưu tập tài liệu, người dân có thể làm việc tại phịng đọc hay tra cứu tài liệu lưu trữ ở bất cứ đâu. Việc tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ không chỉ nhanh chóng mà cịn bảo vệ tài liệu gốc khỏi bị hủy hoại do tác động hóa lý trong q trình sử dụng lâu dài và trình độ đội ngũ cán bộ lưu trữ sẽ nâng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. [22, tr.5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở hải dương (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)