Phương pháp đánh giá nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở hải dương (Trang 26 - 27)

Phương pháp đánh giá nguồn nhân lực là những cách thức, biện pháp khác nhau được sử dụng trên cơ sở những chỉ tiêu, chỉ số nhất định để từ đó có những nhận xét, kết luận về số lượng, chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực hiện có cũng như dự kiến nguồn nhân lực sẽ có trong tương lai. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong một cơ quan, tổ chức là so sánh, phân tích khả năng, mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực hiện có so với những yêu cầu đặt ra từ thực tế cơng việc. Tìm ra ngun nhân hạn chế để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một cơ quan, tổ chức.

Khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức phải so sánh và đưa ra nhận xét về mức độ phù hợp theo từng chỉ tiêu cụ thể. Các nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực chưa cao là cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức đó. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong đánh giá nguồn nhân lực như: dựa trên các chỉ số (mục tiêu, mức độ đạt được của mục tiêu (chỉ số mục tiêu); chỉ số công việc, chỉ số bổ sung); phương pháp đánh giá trong (cơ quan, tổ chức vừa là chủ thể đánh giá, vừa là đối tượng đánh giá); phương pháp đánh giá ngoài (chủ thể đánh giá khơng cùng đối tượng đánh giá, ví dụ như: đối tượng cấp trên đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cấp dưới). Ngồi ra cịn có các phương pháp đánh giá họa đồ, danh mục kiểm tra... Thông qua việc nghiên cứu các phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.Theo chúng tôi, đánh giá nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức phải dựa trên quan điểm toàn diện, bao gồm mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nhân lực theo những chỉ tiêu cụ thể về cơ cấu loại lao động, cơ cấu về ngạch, bậc, cơ cấu về độ tuổi, giới tính,

trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, chức danh công việc, thời gian làm công tác....

- Đánh giá nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức theo mức độ đáp ứng về số lượng.

Số lượng nguồn nhân lực của một cơ quan, tổ chức là chỉ tiêu phản ánh về mặt số lượng lao động có thể huy động cho việc thực hiện các hoạt động của cơ quan, tổ chức trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Bảng 1.1 Đánh giá nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức về số lượng:

Stt Tên cơ quan, tổ chức Văn

thư Lưu trữ Số lượng 1 2 3 4 5 6

+ Phương pháp đánh giá: So sánh đội ngũ nhân lực hiện có với đội ngũ nhân lực cần thiết để hồn thành cơng việc thực tế theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định.

+ Căn cứ để đánh giá: Căn cứ vào báo cáo tình hình nhân lực của cơ quan, tổ chức ở thời điểm đánh giá. Căn cứ vào các quy định về chức năng, nhiệm vụ của nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở hải dương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)