kiến trúc đảm bảo công năng và đảm bảo phân khu chức năng hợp lý, tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng quỹ đất hiện có. “Trường Đại học phải có diện tích xây dựng trường khơng ít hơn 5ha, thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25m2/1sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mơ đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 nam đầu sau khi thành lập, có cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường”[63, tr.6]
Trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập tối thiểu phải được đáp ứng: hê thống internet , trang thiết bi nghe nhìn hiện đại ở các phòng học, cung cấp cho sinh viên giáo trình/bài giảng của học phần, thư viện phải đáp ứng đầy đủ tài liệu tham khảo.
Ví dụ cơ sở vật chất của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020:
Địa điểm và diện tích xây dựng phát triển gồm 02 cơ sở: Cơ sở 1 hiện nay 2 ha, với 30 phòng học, 9 phòng thực hành, 01 giảng đường trung tâm, ký túc xá, khu làm việc của giảng viên, sân vận động, phục vụ giảng dạy trên 9000 học sinh, sinh viên (năm học 2010-2011) tại đại lộ Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân,
thành phố Hải Dương; Cơ sở 2 đang triển khai xây dựng tổng kinh phí 168 tỷ đồng tại xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương. Cơng trình được triển khai làm 02 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2010 – 2015, giai đoạn 2 triển khai từ 2015 – 2020. Diện tích 21 ha bao gồm diện tích xây dựng cơng trình giảng đường (3088 m2), diện tích sân bãi rèn luyện thể dục thể chất (8013 m2), diện tích cây xanh, cảnh quan (4980), diện tích giao thơng nội bộ (2437 m2), diện tích giao thơng hàng rào (2437 m2). Như vậy, dự báo cơ sở 2 sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành, đa cấp chuyên sâu về kinh tế, kỹ thuật quy mô ổn định 10.000 đến 15.000 (quy mô đạt chuẩn của một trường đại học đào tạo ngành nghề kỹ thuật – công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế - kỹ thuật).[76, tr.2]
Hiện nay, một số trường đại học như ĐHQGHN, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Luật TPHCM ….. đã triển khai các dự án đào tạo quốc tế cho một số chuyên ngành kinh tế, xã hội theo mơ hình, 2+2, 3+1, tức là 2 hoặc 3 năm đầu học ở Việt Nam, còn 2 hoặc 1 năm sau sẽ học tại nước khác theo thỏa thuận đã được kỹ kết giữ hai bên.
Từ năm 2007, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQG đã kí thoả thuận với Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) đào tạo một số ngành cho sinh viên Trung Quốc, trong đó có ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phịng theo mơ hình 2+2, theo chương trình đào tạo của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Tăng cường liên kết đào tạo trong nước và Quốc tế để đáp ứng xu thế hội nhập. Phát huy ảnh hưởng của công tác đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ học và quản trị văn phòng với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
3.4 Nhóm giải pháp 4. Công bố chuẩn đầu ra trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ: nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ:
Để có đầu ra trong đào tạo ngành văn thư, lưu trữ tốt thì đầu vào phải tốt. Các quy định trong tuyển sinh đầu vào phải trên cơ sở điểm sàn cao, môn thi, khối thi phù hợp. Khối thi ngành văn thư, lưu trữ là khối A, D, C; các ngành quản trị văn phòng, thư ký văn phòng nên tăng cường khối A,D giảm bớt khối C - Các cơ sở đào tạo cần sớm ban hành các quy chế thanh tra, kiểm tra công tác
giảng dạy, thi cử, hoạt động chun mơn của các đơn vị, khoa, phịng.