sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương
Hiện nay, gia đình được khẳng định có vai trị đặc biệt trong sự phát triển của mỡi quốc gia. Gia đình đóng vai trị khơng thể thay thế trong việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân trong xã hội và chính điều này sẽ thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.
Xây dựng và thực hiện hơn nhân và gia đình tiến bộ trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL, đặc biệt là An Giang, Thành phố Cần Thơ và Hậu Giang (là 3 địa phương trong 7 vùng dự án phát triển kinh tế của ĐBSCL) trước hết cần phải hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa trong mỡi gia đình.
Quán triệt chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về "Xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". đã nhấn mạnh: xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương gắn với xây dựng hơn nhân và gia đình tiến bộ hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chiến lược phát triển kinh tế ở địa phương phải phù hợp với đặc điểm kinh tế các gia đình trong từng địa phương. Giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với giải quyết và thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt đối với khu vực vùng ĐBSCL, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với phát triển nông nghiệp nông thôn đang là vấn đề đặt ra. Hiện nay, tỷ lệ các hộ nghèo có giảm nhưng chưa đáng kể, đặt ra nhiều bài toán cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho toàn khu vực ĐBSCL.
Các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế của vùng phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình mới, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Ngược lại, xây dựng gia đình mới, cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Liên quan đến vấn đề này, phải rà soát lại các chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế gắn với giải quyết các nhu cầu phát triển xã hội, trong đó có xây dựng và phát triển mọi gia đình, mặt khác cần đưa ra các đề nghị sửa đởi, bở sung hồn thiện các chính sách xã hội có liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình như: việc làm, xố đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số và kế hoạch hố gia đình... .
Văn kiện Đảng lần thứ XI đã khẳng định, "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách" [10]. Vì vậy, để gia đình thực sự là một môi trường lành mạnh để cho mỗi cá nhân phát triển thì phải đảm bảo cho mỡi gia đình có được một đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phải gắn với chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam. Đặc biệt trên ba địa bàn tỉnh An Giang, Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ và ở ĐBSCL nói chung.
Thứ nhất, chiến lược kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội trong từng bước và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với
tích cực xố đói giảm nghèo. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong quá trình tiếp cận các cơ hội làm giàu. Thúc đẩy hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ để tạo cơ hội phát triển kinh tế cho mỡi gia đình, đặc biệt là các gia đình vùng sâu vùng xa.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình cụ thể ở
từng gia đình ở địa phương. Phát triển kinh tế - xã hội dựa vào thế mạnh nông nghiệp của vùng ĐBSCL, tạo điều kiện cho mỡi gia đình tham gia vào quá trình CNH, HĐH. Tập trung đề xuất các đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn như ở các huyện biên giới của tỉnh An Giang, huyện vùng sâu của Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông, đào tạo nghề chất lượng cao nhằm nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp cho lao động, đặc biệt là phụ nữ, đảm bảo đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp; khuyến khích các gia đình phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống ở địa phương. Tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thứ ba, Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất
nông, lâm, thủy sản đến từng hộ gia đình nhằm phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả, gắn với thị trường tiêu thụ, nhất là tiêu thụ sản phẩm lúa, mía, cá,… . Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỡ trợ nông nghiệp, nông thôn mới đã được ban hành; đặc biệt là công tác khuyến nông. Hiện nay ĐBSCL có vai trị quan trọng về an ninh lương thực, vì vậy, chú trọng các chính sách hỡ trợ sản xuất lúa gạo là việc làm cần thiết hiện nay.