Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hôn nhân và gia đình ở vùng đồng bằng sông cửu long dưới tác động (Trang 92 - 96)

Giải pháp về phát triển kinh tế là giải pháp đặc biệt quan trọng, nó có ý nghĩa rất lớn đến công tác xây dựng và thực hiện hơn nhân và gia đình tiến bộ, nhất là ở ĐBSCL hiện nay.

Trước những hạn chế trong hơn nhân và gia đình ở ĐBSCL hiện nay, nhất là các cuộc hôn nhân với người nước ngồi đa phần đều dựa trên mục đích kinh tế, muốn thốt khỏi cảnh nghèo của một số cô gái đã gây nên nhiều vấn đề hệ lụy cho toàn xã hội, trong nhiều gia đình đang tồn tại tình trạng: ly hơn, bạo lực gia đình,... . Cần phải phát triển kinh tế để tạo điều kiện khắc phục những hiện tượng tiêu cực trên là giải pháp rất cơ bản hiện nay. Vì vậy, cần phải:

Về cơng tác xóa đói giảm nghèo: Trước hết, cần phải chú trọng phát

triển kinh tế hộ gia đình trong tồn vùng. An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang là ba địa bàn có thế mạnh về nơng nghiệp. Tập trung nhân rộng những mơ hình kinh tế tiên tiến, góp phần bảo đảm kết quả bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những lao động nữ, tạo điều kiện cho người dân có việc làm tại địa phương. Chẳng hạn như mơ hình: Chương trình “Bàn tay vàng” nằm trong khn khổ Dự án “Tăng năng lực làm kinh tế cho phụ nữ” do Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Cần Thơ phối hợp với tở chức Cứu trợ Trẻ em và Tập đồn Chevron triển khai tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (vào khoảng giữa năm 2010). Mơ hình này hầu hết là cho và hoàn trả nợ gốc và lãi vào một ngày cố định hằng tháng. Ngồi ra, thơng qua các b̉i họp nhóm, các chị em

còn được trang bị thêm các kiến thức về chăn nuôi heo, gà, vịt... để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập. Quan tâm đến các gia đình nơng dân, nơng thơn đang thiếu việc làm và thu nhập thấp bằng việc mở rộng sản xuất, phát triển làng nghề, tìm kiếm thị trường để người phụ nữ và nam giới ly nông bất ly hương giúp cho gia đình ởn định phát triển kinh tế và văn hóa gia đình được củng cố.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Dựa trên đặc thù kinh tế của từng địa phương để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả. Cụ thể như trên địa bàn tỉnh An Giang với lợi thế là một tỉnh giáp biên giới, địa hình miền núi, đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, vì vậy, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế phải gắn liền với chính sách ưu đãi đối với đồng bào dân tộc địa phương, có như thế mới tạo được động lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nơng nghiệp vẫn giữ vai trị quan trọng ở ĐBSCL, vì vậy, cần phải tập họp, liên kết các doanh nghiệp sản xuất chế biến gạo, thủy sản (cá tra, cá ba sa), các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng để hình thành Tởng cơng ty mạnh, tạo đầu ra ổn định để mỗi người dân yên tâm sản xuất.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, có giá trị tăng cao; nâng cao hàm lượng công nghệ trong công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nơng sản, có chính sách nhằm khuyến khích đầu tư chế biến nơng sản ở nông thôn. Xây dựng kế hoạch bảo đảm cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông sản có giá trị tăng cao, tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường hiện có, thực hiện các giải pháp mở rộng những thị trường mới, phát triển nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu mới.

Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiến tới xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Cần Thơ. Củng cố hoạt động các mơ hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế trang trại; triển khai các chương trình tập huấn kỹ thuật nơng nghiệp cho nông dân; tổ chức đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân tại các khu vực đơ thị hố; thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển các ngành dịch vụ của từng địa phương theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển đa dạng hóa các ngành và sản phẩm dịch vụ. Mở rộng mạng lưới dịch vụ nông thôn, xây dựng các chợ đầu mối huyện, xã, phường nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất giao lưu hàng hóa. Thực hiện các chính sách để khuyến khích tiêu dùng nội địa và tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Về giải quyết việc làm: Để giải quyết bài toán lao động và việc làm tại

các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang địi hỏi cấp ủy và chính quyền các cấp, Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ... phải đưa nội dung phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng và thực hiện hơn nhân và gia đình tiến bộ bằng những biện pháp cụ thể: tạo việc làm, tổ chức dạy nghề, khuyến khích phụ nữ giúp nhau làm kinh tế,... để giúp cho mỡi gia đình ởn định đời sống, góp phần hạn chế các trường hợp bất hạnh khi kết hôn với người ngồi vì mục đích kinh tế.

Đẩy mạnh chính sách xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng thiết thực cho vùng ĐBSCL hiện nay, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận thơng tin, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa như: Huyện Tri Tôn - An Giang, Vĩnh Thạnh - Cần Thơ, Long Mỹ - Hậu Giang. Đây là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc Kh mer sinh sống, nhiều hộ gia đình nghèo so với những vùng khác trên địa bàn.

Các cấp ủy Đảng và đoàn thể cần có chủ trương và chính sách thích hợp trong việc giải quyết nguồn vốn cho các hộ gia đình, ưu tiên cho khu vực

khó khăn, vùng sâu vùng xa. Hiện nay, mơ hình các câu lạc bộ phụ nữ đang mang lại hiệu quả đáng kể trên địa bàn tỉnh An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ. Phụ nữ nghèo được vay vốn để đầu tư vào nông nghiệp, mua bán nhỏ lẻ... thơng qua các chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ phát động: ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, nhóm phụ nữ tiết kiệm... .

Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông, đào tạo nghề chất lượng cao nhằm nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp cho lao động, đảm bảo đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn lao động, tăng cường phịng chống tai nạn lao động, cải thiện điều kiện lao động. Đẩy mạnh thực hiện các đề án dạy nghề cho người lao động, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khai thác tốt nguồn lực trong dân, trong các thành phần kinh tế, xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và ngồi nước.

Về chính sách thu hút đầu tư: Thực hiện tốt cải cách hành chính và các

chính sách thu hút đầu tư, hình thành các hiệp hội doanh nghiệp để bổ sung, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, tạo sức mạnh về tài chính cơng nghệ và thị trường. Khuyến khích các hình thức kinh doanh liên kết sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng nguyên liệu, đào tạo nghề để phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp, giúp đỡ hướng dẫn phát triển mạnh mơ hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác trong chăn nuôi, trồng trọt sản xuất làng thủ công, chế biến tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhất là trong vùng nông thôn. Xây dựng và phát triển các mơ hình xóa đói giảm

nghèo gắn với mơ hình sản xuất có phân cơng lao động, hình thành các hộ, các đơn vị sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô hợp lý có thị trường ổn định.

Về phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất và

cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nhất là các vùng dân cư, thị trấn, các khu đơ thị, khu cơng nghiệp, trên cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng và khai thác các cơng trình cấp nước ở thị xã, các thị trấn, thị tứ trong toàn tỉnh, thành phố để kinh doanh có hiệu quả, có kế hoạch đảm bảo đất sản xuất cho các hộ nông dân để phát triển sản xuất ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hôn nhân và gia đình ở vùng đồng bằng sông cửu long dưới tác động (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w