- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan
Hiện nay, một hệ thống văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ L/C mang tính thống nhất cho toàn hệ thống NHTM VN còn thiếu, thậm chí là chưa có. Ngay cả khi UCP 600 có hiệu lực thực hiện vào năm 2007, các ngân hàng cũng chủ động áp dụng mà chưa có văn bản pháp lí nào hướng dẫn hay qui định cụ thể việc áp dụng đó. Các NHTM phải tự tạo cho mình một qui trình hoạt động riêng làm cho việc áp dụng UCP 600 hay các
thông lệ khác vào nghiệp vụ thanh toán TDCT ở nước ta gặp nhiều khó khăn vì mỗi ngân hàng lại thực hiện nghiệp vụ TTQT khác nhau tuỳ theo trình độ và đặc điểm của mỗi ngân hàng đó. UCP 600 là một bản qui tắc thống nhất được các ngân hàng trên thế giới áp dụng để điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên UCP chỉ là một thông lệ chung chứ không phải là một luật điều chỉnh hay công ước quốc tế. UCP không có giá pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất hướng dẫn sử dụng đối với các bên nên ở nhiều nước, giao dịch này còn bị chi phối và điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc gia có giá trị áp dụng trong nước.
Luật pháp Việt nam cần cụ thể hóa về cách giải quyết khi có tranh chấp, xung đột giữa UCP và luật Việt nam. Cần có tính cưỡng chế của các phán quyết của trọng tài trong và ngòai nước. Hiện nay, trong quá trình hội nhập làm ăn với nước ngòai, có một thực trạng là phía Việt Nam thường phải chấp thuận theo luật quốc tế. Còn quan hệ giữa các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ ở trong nước thì luật pháp chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên và tính cưỡng chế còn chưa cao.
Nước ta mới chỉ có qui định cho phép áp dụng tập quán quốc tế nói chung ở điều 827 luật dân sự năm 1995, điều 4 luật thương mại sửa đổi năm 2005, điều 3 luật các tổ chức tín dụng… với điều kiện tập quan đó không trái với pháp luật VN và không làm tổn hại lợi ích tới các bên liên quan. Tuy nhiên các qui định đó còn rất sơ sài, không đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn áp dụng các thông lệ quốc tế ở nước ta. Do đó, chính phủ cần sớm soạn thảo các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng UCP 600 trong giao dịch L/C để các NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Hà Nội nói riêng có căn cứ áp dụng vào thực tế.
Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
- Kiến nghị về việc ban hành văn bản pháp luật qui định thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch L/C
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực châu á Thái Bình Dương, nơi mà L/C vẫn là phương hức thanh toán chiếm ưu thế so với các phương thức thanh toán khác. Các toà án VN trong những năm qua khi xét xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến L/C cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng do chưa có qui dịnh hướng dẫn riêng về vấn đề này. Chính vì vậy, toà án nhân dân tối cao VN cũng nên nghiên cứu để ban hành các qui định về xét xử các vụ án liên quan đến các tranh chấp thư tín dụng. Việc ban hành các qui định này sẽ tạo môI trường pháp lý an toàn hơn cho những bên muốn và đã tham gia.
Nước láng giềng của chúng ta là Trung Quốc cũng đã ban hành qui định về một số vấn đề khi xét xử các vụ án liên quan đến các tranh chấp thư tín dụng. Qui định này của Trung Quốc đã có hiệu lực thi hành vào năm 2005, và đã tỏ ra rất có tác dụng trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch L/C.