Phương hướng khắc phục

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54)

- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía

3.1.2. Phương hướng khắc phục

Xác định thị trường mục tiêu:

Trong marketing ngân hàng, chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường mục tiêu là chiến lược nhấn mạnh hơn so với marketing trong các ngành sản xuất chế tạo do tính vô hình và tính tương đồng về các dịch vụ cơ bản. Do đó, việc tạo lập, duy trì, phát triển một hình ảnh riêng biệt, độc đáo dước con mắt của khách hàng mục tiêu phảI được quan tâm thường xuyên.

Khách hàng của BIDV chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, BIDV cần mở rộng sự tập trung thu hót nhiều khách hàng mới, xác định khách hàng mục tiêu và chính sách ưu đãi cho nhóm khách hàng này.

Xây dựng chiến lược quan hệ khách hàng

BIDV là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về thanh toán quốc tế trong mạng lưới các ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên so với một số ngân hàng khác và ngân hàng quốc tế thì khó có thể vượt qua được. Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài có uy tín vào VN ngày càng nhiều, khách hàng sẽ có

nhiều cơ hội để lựa chọn, chính vì vậy ngay từ bây giờ công tác khách hàng cần được quan tâm thích đáng

BIDV chi nhánh Hà Nội cần phải có một bộ phận riêng làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng. Văn phòng này được lập nên để giải quyết mọi vướng mắc cũng như cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài, tránh tình trạng khách hàng chọn đối tác mà chưa nắm rõ về đối tác đó, gây nên rủi ro lừa đảo hay thực hiện không tốt hợp đồng. Để có được các thông tin về các đối tác của khách hàng, BIDV cần tận dụng các mối quan hệ ngân hàng đại lý thân thiết để tìm hiêủ về họ.

BIDV cần chủ động gặp gỡ khách hàng thông qua cac buổi hội thảo thanh toán quốc tế, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của khách hàng và thu hót thêm khách hàng mới. Thông qua các buổi gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng như vậy, mối quan hệ của BIDV với khách hàng ngày càng được củóng cố và xích lại gần nhau hơn. Sự hợp tác sẽ giúp các bên nhanh chóng tìm ra vướng mắc và có cách tháo gỡ kịp thời, đặc biệt là với những khách hàng mới làm quen với phương thức thanh toán L/C qua việc hướng dẫn các thủ tục mở L/C, lập chứng từ phù hợp với L/C và thông lệ quốc tế. Qua hình thức trợ giúp này, khách hàng ngày càng tin tưởng vào BIDV hơn.

Tuyên truyền rộng rãi làm cho khách hàng hiểu rõ về các hoạt động, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đối với dịch vụ mở thanh toán L/C là một dịch vụ truyền thống và phổ biến, các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế đều ít nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Do đó, việc quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng là không cần thiết mà có thể quảng cáo trực tiếp với khách hàng qua đội ngũ thanh toán viên. Phương thức này vừa không tốn kém mà lại đạt hiệu quả cao. Trong quá trình giao dịch, thanh toán viên có thể giới thiệu các loại L/C, ưu nhược điểm của từng loại cho khách hàng để từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng lựa chọn.

Trong quá trình đó, thanh toán viên cần ghi chép lại những vướng mà khách hàng thường gặp để từ đó báo cáo lại cho lãnh đạo tìm cách giải quyết, góp phần cải thiện chất lượng thanh toán.

Nâng cao công tác Marketing ngân hàng, bởi đây là một trong những chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng.

Ngân hàng nên quảng cáo, truyền bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. BIDV nên mở các dịch vụ tư vấn miễn phí, tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các Hội nghị khách hàng để vừa giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, lại vừa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Ngân hàng phải xác định mỗi nhân viên ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực vận động khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó nâng dần nhận thức của khách hàng, giúp họ gần gũi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Trong quá trình quảng bá cần chú ý cung cấp các thông tin nêu bật được lợi thế hơn hẳn của ngân hàng mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ, để khách hàng có thể tự so sánh với các ngân hàng khác và tự rút ra kết luận.

Cần chú trọng hơn đến chính sách giá cả, đảm bảo hợp lí cho từng đối tượng khách hàng, trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác NH đề ra.NH có thể thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm và có uy tín như: hạn chế các thủ tục giao dịch, giảm tỷ lệ ký quỹ hoặc giảm mức phí giao dịch…Đồng thời, NH nên mở rộng các loại hình L/C, song song với đó là công tác tư vấn cho khách hàng về ưu nhược điểm của từng loại để khách hàng có được lựa chọn chính xác.

BIDV Hà Nội cần xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng, tức là xây dựng một phong cách kinh doanh riêng trong lĩnh vực ngân hàng, để khi nhìn vào có thể thấy nét bản sắc riêng của ngân hàng mình. Đồng thời, cần tạo phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo. Bởi thái độ và phong cách giao tiếp chính là một trong những nghệ thuật thu hút khách hàng có hiệu quả nhất. Thái độ lịch sự, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của nhân viên giao dịch có thể tạo nên hình ảnh đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng, góp phần thu hút ngày càng nhiều lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.

Thông qua mối quan hệ chuyên môn và nghiệp vụ, BIDV theo dõi sát doanh nghiệp, nắm bắt được những diễn biến của thị trường, cùng lo nỗi lo của khách hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng

Trong các thuộc tính khác biệt của khối sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ là yếu tố chủ chốt mà hầu hết các ngân hàng đang ngày càng quan tâm và công nhận đó là lợi thế cạnh tranh cần phảI tập trung mọi nỗ lực.

Dù được nhận nhiều giải thưởng về hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV cũng cần thường xuyên cải tiến chất lượng dịch vụ thanh toán phù hợp với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Khách hàng đến giao dịch với BIDV cũng ngày càng thoải mái và tin tưởng vào trình độ chuyên môn của thanh toán viên cũng như tháI độ phục vụ tận tình của họ.

Với những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. MôI trường hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh đã đặt BIDV trước những vận hội mới, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đầu tư trang thiết bị công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin cập nhật nhằm nâng cao chất lượng thanh toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Việc đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện nâng cao phần mềm liên quan đến hệ thống xử lý dữ liệu liên quan đến hồ sơ L/C. Ngoài ra cần xây dựng một hệ thống quản lý thông tin khách hàng một cách đầy đủ, toàn diện và cập nhật hơn. Hệ thống thông tin này sẽ giúp cho ngân hàng ra quyêt định tài trợ xuất nhập khẩu dễ dàng và chính xác hơn.

BIDV đã có web riêng và có thể giao dịch trực tuyến với khách hàng. Đây là một cơ hội lớn cho BIDV trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh. Tuy nhiên, bước vào những lĩnh vực này cũng có thể bị bọn lừa đảo này lợi dụng thì thất thoát về tiền của ngân hàng sẽ rất lớn, thiệt hại khôn lường. Vậy nên việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại cần được tiến hành song song với việc xây dựng hệ thống bảo mật, bảo vệ BIDV.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Trọng tâm của công tác đổi mới công nghệ ngân hàng có thể được xác định trên các mặt sau:

- Phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng, tạo lập sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để hòa nhập với quốc tế mà trước hết là về TTQT.

Một ngân hàng muốn thực hiện tốt các ngiệp vụ của mình thì không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại. Đặc biệt, với nghiệp vụ TTQT, để thực hiện tốt việc áp dụng các thông lệ, tập quán quốc tế, chú trọng trang bị máy móc, kỹ thuật tiên tiến hiện đại là việc làm hết sức cần thiết. Công nghệ ngân hàng càng hiện đại, an toàn thì khả năng xảy ra sai sót trong quá trình truyền dữ liệu cho giao dịch chứng từ ngày càng được giảm thiểu. Nhờ đó các tranh chấp phát sinh do sai sót trong quá trình thông báo, xác nhận hay sửa đổi, thanh toán L/C cũng giảm đi đáng kể.

Một tồn tại đáng kể về mặt công nghệ trong lĩnh vực TTQT là việc truyền và nhận điện SWIFT. Hiện nay hầu hết các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế trên thế giới đều sử dụng hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecomunication) BIDV cũng đã tham gia vào hệ thống này từ ngay từ những ngày đầu mới thành lập (1993) đã qua nhiều lần nâng cấp cải tiến tứ PC connect lên Swift allaince nhưng vẫn còn lạc hậu so với công

nghệ SWIFT hiện hành và chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ. Hiện tại công nghệ kết nối của BIDV với SWIFT vẫn đang ở mức Dial up có nghĩa là khi nào cần cho điện đi thì phải thực hiện kết nối mà việc này thường xuyên bị trục trặc gây chậm trễ trong việc nhận và truyền điện ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của hoạt động TTQT. Trong khi đó một số ngân hàng bạn ví dụ như Ngân hàng Ngoại thương VN đã áp dụng công nghệ kết nối list line có nghĩa là có điện là tự động kết nối rất đơn giản và thuận tiện. Hơn thế nữa bộ phận công nghệ vẫn chưa khai thác được hết các tính năng ưu việt của hệ thống SWIFT hiện có để có thể hỗ trợ cho hoạt động TTQT được nhanh chóng chính xác, việc tìm kiếm tra soát, quản lý được dễ dàng hiệu quả lên rất nhiều. Do vậy trên cơ sở nhu cầu phát triển các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ cung cấp; để nâng cao hiệu quả hoạt động, BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng cần tiếp tục đầu tư đổi mới, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng: xây dựng, củng cố phát triển hệ thống công nghệ của BIDV tiến lên chính qui, hiện đại; đổi mới công nghệ kết nối list line, nghiên cứu khai thác các tính năng của SWIFT nâng cấp từ Swift allinace lên Swift net.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ÁP DỤNG UCP 600

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w