- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Mặc dù so với UCP500, UCP600 đã hạn chế được một số những bất cập nhất định (Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của hai bên mua bán, của ngân hàng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ rõ ràng hơn…), tuy nhiên UCP600 vẫn không phải là hoàn hảo, và vẫn còn một số văn bản mới này chưa giải quyết được.
Bên cạnh những khó khăn đến từ phía bộ tập quán, môi trường pháp lý chưa hiệu quả, sự thiếu kinh nghiệm của nhân viên, ngân hàng còn phải đối mặt với những khó khăn mà chính các khách hàng của họ gây ra: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đại đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam uỷ thác hoàn toàn cho ngân hàng thực hiện khâu thanh toán. Điều này thực sự gây ra nhiều
khó khăn cho các ngân hàng. Bởi vì muốn thành công thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu không uỷ thác hoàn toàn cho ngân hàng thì do sự hiểu biết về tập quán quốc tế,sự hiểu biết về UCP còn hạn chế nên các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế gặp phải không ít thiệt thòi.
- Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về các quy định của UCP - đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót chứng từ bởi đa số các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nhận thức UCP là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng vì vậy họ cho rằng chỉ cần tuân thủ hợp đồng thương mại quốc tế và những yêu cầu của L/C là đủ.
- Quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng L/C tại các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích L/C chưa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn….Tính không cẩn thận là tư duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước với logic cũ là “một bên chỉ cần mở L/C là bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của L/C ngay khi nhận được.
- Thoả thuận giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu không rõ ràng về các chi tiết giao hàng và/hoặc L/C. Doanh nghiệp nhập khẩu đã không kiểm tra cẩn thận L/C mặc dù đã được cảnh báo từ phía ngân hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu đã không có đủ thời gian hoặc không tiến hành sửa đổi L/C, thay vào đó là sự im lặng và sự tin tưởng vào doanh nghiệp nhập khẩu là họ sẽ bỏ qua một số lỗi nhỏ, không cơ bản trong L/C.
- Tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối kết hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước hiện nay là phổ biến mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh nghiệp và sự không hiểu biết về UCP.
- Trong một số trường hợp L/C được phát hành không chuẩn xác, có chủ ý xấu hoặc L/C không hoàn chỉnh, không khả thi. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp xuất khẩu vẫn coi thường bởi ít khi họ quan tâm đến nội dung của UCP, họ chỉ quan tâm đến việc lấy đủ tiền hàng.
Hiện nay UCP600 đã được đa số các ngân hàng áp dụng trong quy trình thanh toán quốc tế. Thế nhưng khi được hỏi về UCP600, đại đa số các doanh nghiệp tỏ ra khó hiểu và thực sự chưa trang bị cho mình tầm hiểu biết nhất định về bộ tập quán quốc tế mới này. Và các doanh nghiệp cũng bày tỏ sự ngần ngại khi các ngân hàng áp dụng UCP600 với lý do là đã quen với UCP500. Điều này gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng khi áp dụng bộ tập quán mới của ICC. Và trong bối cảnh hiện nay khi UCP600 đã có hiệu lực và hầu hết các ngân hàng thương mại đã áp dụng nó thì việc các doanh nghiệp
hiểu về UCP là vô cùng cần thiết để có thể thành công trong thương mại quốc tế.
Cho đến nay, các ngân hàng được phép thực hiện hoạt động thanh toán L/C đều áp dụng UCP 600 nhằm hoa nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu. Về lí thuyết, việc vận dụng các thông lệ quốc tế ở nước ta gần như là tuyệt đối mà không có bất kì sự điều chỉnh nào. mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện nghiệp vụ thanh tóan quốc tế lâu rồi nhưng hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia ngoại trừ qui chế thanh toán ban hành theo nghị định số 64//2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của thủ tướng chính phủ trong đó qui định sơ sài về việc các NHTMVN phải tuân thủ các qui tắc chung về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT.
Môi trường hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có sự cạnh tranh rất lớn của các Ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các Ngân hàng ngoại thương, các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,…
Hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu, bất cập, mặc dù luật Ngân hàng đã ban hành và có hiệu lực, nhưng chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao.
Về phía khách hàng có những khó khăn như việc bên cạnh những doanh nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì cũng có không ít những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhưng sai sót gây tổn hại không những đến chính doanh nghiệp mà còn gây tổn hại đến uy tín của Ngân hàng. Hầu hết các bộ chứng từ đều có sai sót, nhẹ thì Chi nhánh báo cho đơn vị sửa, nhưng còn một số lỗi không thể sửa được thì Chi nhánh chỉ còn cách báo cho Ngân hàng nhận L/C biết và chờ chỉ thị của họ. Chính vì vậy việc thanh toán có thể bị chậm, bị phạt, thậm chí còn phải huỷ bỏ.