Gian lận và tính phức tạp trong thanh toán

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39)

Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là lợi dụng sự bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác,…Điển hình trong năm 2010, một công ty của Việt Nam ký hợp đồng mua bông phế liệu từ một công ty nước ngoài. Công ty Việt Nam được yêu cầu phải mở L/C để trả tiền cho người bán. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng thì trong container toàn là đá và rác,… Công ty Việt Nam lập tức mời giám định và gửi thư khiếu nại đến khách hàng nước ngoài thì khách hàng đã cắt đứt mọi liên lạc. Thực tế, Thương vụ tại địa bàn kiểm tra cho thấy, tên Công ty nước ngoài là tên giả, địa chỉ Công ty là một địa chỉ có thật nhưng đã chấm dứt thuê địa điểm .Ở dạng lừa đảo này, phía nước ngoài buộc các doanh nghiệp Việt Nam thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang trả ngay 100% hóa đơn khi nhận được chứng từ giao hàng hợp lệ. Trong các trường hợp này, bên nước ngoài thường lập chứng từ rất hợp lệ, đến mức ngân hàng Việt Nam không còn cơ sở từ chối và phải “tháo khoán L/C” để thanh toán cho nước ngoài và khi hàng đến thì cũng thành chuyện đã rồi, còn người bán thì biến mất.

Hình thức này cũng chủ động và nhằm vào đối tượng là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã thiếu thông tin về thị trường, giá cả, pháp luật, doanh nghiệp nước ngoài chào bán hàng giá rẻ nhằm kích thích sự ham lợi nhuận, muốn có doanh thu xuất khẩu của một số doanh nghiệp.

Để thực hiện hành vi lừa đảo trên, công ty nước ngoài thường cấu kết với các hãng tàu “ma” để lập chứng từ hoàn hảo, giao hàng và thu tiền.

* Một vài trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo:

- Một doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kông mua 500 tấn xương thịt trị giá trên 4 tỷ đồng, phương thức thanh toán L/C stand-by, thanh toán trước 40% trị giá hợp đồng. Tuy nhiên, đối tác Hồng Kông đã “biến mất” sau khi nhận được tiền ứng trước hợp đồng.

- Một công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng với công ty Hồng Kông mua bột cá từ Trung Quốc, phương thức thanh toán L/C. Sau khi hàng đến cảng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đã chấp nhận thanh toán để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng. Kết quả kiểm dịch lô hàng tại Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lô hàng bị nhiễm melamine vượt mức cho phép và bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu huỷ.

Sau khi kiểm tra lại toàn bộ chứng từ lô hàng, Thương vụ phát hiện giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do Cơ quan kiểm dịch y tế Trung Quốc cấp là giả mạo. Điều đáng lưu ý là trước khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ theo L/C, ngân hàng Việt Nam đã không phát hiện được chứng từ giả.

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39)