Hướng dẫn HS làm quen với sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 31 - 34)

Chương II : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học

3.1. Hướng dẫn HS làm quen với sơ đồ tư duy

Ngày nay với xu hướng dạy học lấy HS làm trung tâm, có một số thầy cơ đã sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. Vì thế có thể một số HS đã biết hay đã từng vẽ SĐTD. Tuy nhiên để hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng SĐTD cho tất cả các em thì bước đầu tiên tôi đã cho HS làm quen, tiếp cận với SĐTD.

Bước 1: Làm quen

* GV giới thiệu một số SĐTD vẽ sẵn cho HS làm quen. Cụ thể, tôi đã giới thiệu cho HS cách vẽ SĐTD của bài 6 “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp”.

* GV hướng dẫn cách vẽ SĐTD:

- Từ khóa trung tâm là “NI CẤY MƠ TẾ BÀO”. - GV đặt một số câu hỏi để HS vẽ các nhánh cấp 1:

+ Trong bài 6, chúng ta cần tìm hiểu những nội dung chính nào? Sau khi HS trả lời GV chiếu hình ảnh sau:

Hình 6. Vẽ nhánh chính của SĐTD - bài 6 (phần mềm Mindmap10)

- GV đặt một số câu hỏi để HS vẽ các nhánh cấp 2: + Nuôi cấy mơ tế bào là gì?

26

+ Nêu ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp?

+ Kể tên các bước trong quy trình cơng nghệ ni cấy mơ tế bào?

+ Công nghệ nuôi cấy mô tế bào đã ứng dụng trên những đối tượng cây trồng nào?

Hình 7. Vẽ nhánh cấp 2 của SĐTD - bài 6 (phần mềm Mindmap10)

GV đặt một số câu hỏi để HS vẽ các nhánh cấp 3:

+ Bước “Chọn vật liệu nuôi cấy” cần đảm bảo yêu cầu gì? + Bước “Khử trùng” được tiến hành như thế nào?

+ Bước “Tạo chồi” được tiến hành trong môi trường nào? + Bước “Tạo rễ” cần được bổ sung những chất gì?

GV chiếu SDTD từng bước để cho HS dễ quan sát (hình 7).

Bước 2: Tập vẽ SĐTD

GV yêu cầu HS thực hành vẽ SĐTD trên giấy hoặc bìa lịch hay bảng phụ. Mới đầu HS làm quen nên GV yêu cầu vẽ SĐTD nội dung bài 6 theo cách riêng của mình. Qua đó dần hình thành kĩ năng vẽ SĐTD cho các em.

Bước 3: Trang trí

Sau khi các em vẽ xong sườn của SĐTD, giáo viên gợi ý cho các em vẽ chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ, gợi ý cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật mạng lưới các ý trong sơ đồ. Điều này sẽ làm nổi bật dấu ấn sáng tạo riêng của từng em.

27

Ở bước này, giáo viên thu một số SĐTD các em vừa vẽ theo từng loại (Sơ đồ không triển khai đủ các ý chính, sơ đồ vẽ quá chi tiết đến vụn vặt, sơ đồ vẽ không đúng trọng tâm kiến thức, sơ đồ dùng quá nhiều hình ảnh, màu sắc lịe loẹt,... )

Cho học sinh quan sát, nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung. Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em chỉnh sửa.

Hình 8. Vẽ nhánh cấp 3 của SĐTD - bài 6 (phần mềm Mindmap10)

28

Hình 10. Sản phẩm đầu tay của nhóm 2 lớp 10D1 – SĐTD bài 6 3.2. Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)