Chương II : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học
3.2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới
Mở đầu bài học, GV có thể yêu cầu HS vẽ SĐTD theo nhóm với các gợi ý liên quan tới chủ đề kiến thức của bài học. Việc sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ giúp HS dần phát hiện kiến thức bài học thông qua những kiến thức tổng quát, trọng tâm. Việc xây dựng SĐTD được thực hiện từng bước dựa trên việc triển khai những nội dung cơ bản của bài học. Những nội dung chính sẽ thể hiện trên nhánh cấp 1, được thể hiện tơ đậm nét của màu sắc, bố trí đều, cân đối quanh hình trung tâm của SĐTD. Tiếp theo các nhánh 2, 3 dựa theo nhánh cấp 1 sẽ triển khai các nhánh phụ. Cứ thế sự phân nhánh được tiếp tục, các khái niệm và hình ảnh được kết nối với nhau. Sự kết nối này sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả ý trung tâm một cách đầy đủ, rõ ràng. Khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát cuả bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên SĐTD. Sau khi hồn thiện, HS nhìn vào sơ đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại tồn bộ nội dung kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
30
Ví dụ 10: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học bài 12 “Đặc, điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thơng thường”.
* Mục tiêu phát triển năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức cơng nghệ: Trình bày được đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân bón phổ biến.
+ Sử dụng cơng nghệ: Vận dụng được kiến thức về phân bón để áp dụng vào thực tiễn.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
- GV: Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nếu khơng biết cách sử dụng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng cây trồng. Khơng những thế cịn ảnh hưởng tới mơi trường đất. Vậy để sử dụng hiệu quả phân bón, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng.
- GV chia lớp thành 12 nhóm (1 bàn/1 nhóm) nghiên cứu nội dung bài 12 và vẽ SĐTD nhằm hệ thống lại kiến thức của bài.
Bước 2: HS xác định chủ đề trung tâm của SĐTD
Thông qua nhiệm vụ GV nêu, các nhóm xác định được chủ đề trung tâm của SĐTD: PHÂN BÓN.
Bước 3: HS xác định nhánh chính, nhánh phụ
Để xác định nhánh chính, nhánh phụ HS cần trả lời câu hỏi:
- Có những loại phân bón nào thường dùng trong nơng, lâm nghiệp? - Kể tên các loại phân hữu cơ, phân hóa học thường sử dụng.
- Phân vi sinh vật bao gồm những loại phân nào?
- Nêu đặc điểm, tính chất của phân hóa học; phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
- Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật được sử dụng như thế nào?
Bước 4: Hoàn chỉnh sơ đồ tư duy
31
Đồng thời bổ sung màu sắc, hình ảnh.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá: GV tổ chức thảo luận để nhận xét, đánh giá và
chỉnh sửa SĐTD hoàn thiện hơn. GV nên nhấn mạnh để HS thấy được có thể lập được nhiều dạng SDTD khác nhau về chủ đề trên.
Hình 12. Sản phẩm của nhóm 1 lớp 10D1 – SĐTD bài 12
32
Hình 14. Sản phẩm của nhóm 8 lớp 10D1 – SĐTD bài 12
Hình 15. SĐTD bài 12 – Vẽ bằng phần mềm Mindmap 10
Ví dụ 11: Sử dụng SDTD trong dạy học bài 19 “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”
33
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các thành viên tự giác hoàn thoàn thành nhiệm vụ cá nhân và phối hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức cơng nghệ: Trình bày được các ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học; nguyên nhân và cách hạn chế.
+ Sử dụng công nghệ: Vận dụng được kiến thức về các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của thuốc hóa học để áp dụng vào thực tiễn.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
- GV: Thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp với mục đích là tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, nếu sử dụng khơng hợp lý thuốc hóa học lại ảnh hưởng rất lớn đến quần thể sinh vật, môi trường. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ thuốc hóa học để phịng trừ sâu bệnh vừa hiệu quả, vừa an toàn cho con người, mơi trường.
- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn/1 nhóm) nghiên cứu nội dung bài 19 và vẽ SĐTD nhằm hệ thống lại kiến thức của bài.
Bước 2: HS xác định chủ đề trung tâm của SĐTD
Thông qua nhiệm vụ GV nêu, HS xác định được từ ngữ trung tâm: THUỐC HÓA HỌC.
Bước 3: HS xác định nhánh chính, nhánh phụ
Để xác định nhánh chính, nhánh phụ HS cần trả lời câu hỏi: - Nghiên cứu thuốc hóa học cần quan tâm tới những vấn đề gì? - Ưu điểm nổi bật của thuốc hóa học trong phịng trừ sâu bệnh?
- Nêu các ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học tới quần thể sinh vật và mơi trường.
- Vì sao thuốc hóa học lại có những ảnh hưởng xấu đó?
- Kể tên các biện pháp góp phần hạn chế ảnh hưởng của thuốc hóa học.
Bước 4: Hồn chỉnh SĐTD
Để hoàn chỉnh SĐTD, HS nối các nhánh thể hiện mối quan hệ với nhau. Đồng thời bổ sung màu sắc, hình ảnh.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá
GV tổ chức thảo luận để nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa SĐTD hoàn thiện hơn. GV nên nhấn mạnh để HS thấy được có thể lập được nhiều dạng SDTD khác nhau về chủ đề trên.
34
Hình 16. Sản phẩm của nhóm 1 lớp 10D1 - SĐTD bài 19
35
Hình 18. Sản phẩm nhóm 7 lớp 10D1 - bài 19
Hình 19. SĐTD bài 19 – Vẽ bằng phần mềm Mindmap10 3.2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học
Thông thường, kết thúc mỗi bài học, GV đều phải hướng dẫn HS củng cố kiến thức bằng một vài câu hỏi. Biện pháp này dễ gây nhàm chán và kém hiệu quả. Nếu sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS tự củng cố chắc chắn các em sẽ nhớ
36
ngay tại lớp. Tuy theo thời gian mỗi tiết học HS có thể tự vẽ SĐTD hoặc yêu cầu HS dựa vào SĐTD do GV vẽ thuyết minh lại kiến thức cơ bản của bài học. SĐTD được sử dụng ở cuối tiết học sẽ giúp HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài, củng cố lại kiến thức cơ bản của bài học một cách tốt nhất.
Ví dụ 12: Sử dụng SĐTD để tổng kết bài 49 “Bài mở đầu”:
* Mục tiêu phát triển năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực công nghệ:
+ Năng lực nhận thức công nghệ: Nêu được khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh, thị trường, doanh nghiệp, cơng ty. Trình bày được đặc điểm của công ty TNHH và công ty cổ phần.
* Tổ chức thực hiện:
- Sau khi dạy xong bài 49 “Bài mở đầu”, GV chiếu SĐTD và yêu cầu 2-3 HS thuyết trình lại những nội dung cơ bản có trong bài.
37
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.
- GV nhận xét về mức độ hiểu bài, nắm vững trọng tâm bài học, khả năng trình bày...
3.2.4. Sử dụng SĐTD để dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết
Khi dạy các dạng bài ơn tập, sơ kết, tổng kết chúng ta có thể sử dụng SĐTD theo 3 cách:
Cách 1: GV yêu cầu HS về nhà tự lập SĐTD ôn tập trên giấy A3 theo chương/phần, sau đó thu lại, phân loại, nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số SĐTD chuẩn để cả lớp tham khảo.
Cách 2: GV lập SĐTD mở. Trong tiết ôn tập, sơ kết GV chỉ vẽ từ khóa và một số nhánh chính, rồi yêu cầu HS tự vẽ các nhánh phụ để bổ sung thông tin. Cách làm này sẽ lôi cuốn các em tham gia. Các em được tư duy, trao đổi, tranh luận nhiều hơn. Kết quả là tiết ôn tập sẽ trở nên sôi nổi, hào hứng mà không tẻ nhạt.
Cách 3: GV chia nhóm vẽ SĐTD: có thể vẽ từng phần hoặc toàn bộ nội dung (Tùy lượng kiến thức nhiều, ít). Sau đó chỉ định từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, cho điểm dựa trên các tiêu chí: Nội dung cơ bản cần ơn tập; sắp xếp các kiến thức hợp lý, khoa học...
Trong đề tài này tôi đề cập tới cách 1, cách 2.
Ví dụ 13: Sử dụng SĐTD để dạy tiết ơn tập học kì 1 * Mục tiêu phát triển năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các thành viên tích cực, chủ động; phối hợp tốt để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực công nghệ
+ Nhận thức công nghệ: Hệ thống hóa và khắc sâu một số kiến thức cơ bản về giống cây trồng; đất trồng; phân bón; bảo vệ cây trồng.
* Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu SĐTD nội dung kiến thức học kì 1 dưới dạng điền khuyết.
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, bổ sung các nhánh phụ để tạo thành SĐTD hoàn chỉnh trong thời gian 15 phút.
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ ý kiến, hồn thiện SĐTD.
- Đại diện các nhóm thuyết trình.
38
Hình 21. Vẽ SĐTD điền khuyết ơn tập học kì 1 bằng phần mềm Microsoft Word
KIẾN THỨC HỌC KÌ 1 PHÂN BĨN GIỐNG CÂY TROONG BẢO VỆ CÂY TRỒNG ĐẤT TRỒNG TRỒNG Khảo nghiệm giống ?. ? Nhận biết sâu, bệnh hại lúa ? ..? Hệ thống SX
Nuôi cấy mô tế bào Khái niệm ? ..? ? Tính chất đất trơng ..? Đất xói mịn ..?
Biện pháp cải tạo Nguyên nhân ? ..? ..? ..? Phân hóa học Kĩ thuật sử dụng Điều kiện phát sinh, phát triển ..? ..? ..? ..? ? Phân vi sinh vật ..? ? Đặc điểm, tính chất ..?
39
Ví dụ 14: Sử dụng SĐTD dạy tiết ôn tập giữa học kì 2 * Mục tiêu phát triển năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: Mỗi cá nhân tự giác, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Năng lực công nghệ
+ Nhận thức cơng nghệ: Hệ thống hóa và khắc sâu một số kiến thức cơ bản về phòng trừ sâu bệnh và bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
* Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS về nhà vẽ SĐTD hệ thống kiến thức giữa kì 2:
+ Gồm hai nội dung chính là phịng trừ sâu bệnh và bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
+ Dụng cụ: Giấy A3, bút màu, thước... + Thời gian nạp: tiết Công nghệ tiếp theo
- Đến tiết học, GV chọn những sản phẩm vẽ đúng nội dung kiến thức; trình bày khoa học, hợp lý; có tính thẫm mĩ...để lên báo cáo trước lớp.
- GV trao đổi một số câu hỏi nhằm khắc sâu nội dung kiến thức.
40
Hình 23. SĐTD hệ thống kiến thức giữa học kì 2 - HS Nguyễn Thị An lớp 10D1
Hình 24. SĐTD hệ thống kiến thức giữa kì 2 – HS Phan Thị Tâm lớp 10D1
* Sử dụng SĐTD ngồi phát huy tính tích cực của HS cịn giúp các em ghi nhớ bài hiệu quả. Khi sử dụng SĐTD cần lưu ý một số vấn đề sau:
41
+ GV chỉ là người “cố vấn”, “trọng tài” giúp HS hoàn chỉnh SĐTD. SĐTD là sơ đồ mở nên không yêu cầu các nhóm cùng chung một kiểu mà GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét, cách nhánh và hình thức.
+ Trong quá trình xây dựng SĐTD tránh ghi lại đoạn văn quá dài, hoặc đưa những hình ảnh khơng liên quan tới bài học; vẽ q cầu kì hay sơ sài.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm một số KTDH tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Cách sử dụng có hiệu quả một số KTDH đề cập tới trong đề tài
- Kĩ thuật động não và kĩ thuật khăn trải bàn có thể được sử dụng trong hầu hết các hoạt động dạy học: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.
- Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng để giới thiệu nội dung bài học, dạy kiến thức mới, tổng kết bài học hay dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết.
- Để phát huy hiệu quả trong dạy học, các kĩ thuật trên cần được phối hợp với một số phương pháp dạy học: dạy học giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, dạy học dự án...
- Trong bất kì KTDH nào, GV chỉ là người “cố vấn”, “trọng tài” giúp HS hồn thành nhiệm vụ được giao. Qua đó, HS chiếm lĩnh được tri thức, hình thành được các năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Một số KTDH có thể được kết hợp linh hoạt trong một bài học/chủ đề sẽ giúp tiết học đạt hiệu quả.
* Mức độ hứng thú với bộ môn CN10
- Khảo sát mức độ hứng thú với môn CN 10 vào đầu năm học ở 2 lớp 10D1 và 10A2, kết quả thu được như sau:
Theo kết quả thu được, ta thấy hầu như ở cả hai lớp các em khơng hề u thích mơn CN 10. Bởi trong tư tưởng của các em luôn xem CN 10 là môn phụ nên không chú trọng học, do đó ít có hứng thú với mơn học.
- Sau một thời gian áp dụng một số KTDH tích cực, kết quả thu được như sau:
Mức độ 10D1 (44HS) 10A2 (44HS)
Rất hứng thú 0 0
Hứng thú 9 HS 12 HS
42
Mức độ 10D1 (TN) 10A2 (ĐC)
Rất hứng thú 20 HS 5 HS
Hứng thú 18 HS 10 HS
Không hứng thú 6 HS 29 HS
Từ kết quả trên ta thấy, từ việc HS ít hứng thú với môn CN 10, nhờ vận dụng một số KTDH tích cực, HS đã quan tâm hơn tới mơn học hơn và các em đã thể hiện rõ sự yêu thích nội dung mơn học.
Trong q trình sử dụng KTDH ở lớp 10D1, tơi thấy được sự hứng thú của các em qua từng tiết học. Sử dụng kĩ thuật động não, khăn trải bàn và SĐTD khiến cho các em muốn khám phá khả năng của bản thân; tìm tịi, đào sâu, chinh phục những điều chưa biết. Càng phát hiện ra những điều mới, HS càng hứng thú, say mê, khiến não bộ không ngừng phát triển, mở rộng lối tư duy mạch lạc, logic để tiếp tục sáng tạo, cho ra những ý tưởng mới. Điều này lí giải vì sao HS ngày càng hứng thú, say mê môn CN10 khi sử dụng một số KTDH tích cực.
* Chất lượng học tập mơn CN10
- Kết quả học tập mơn CN10 giữa học kì 2 ở 2 lớp:
Học lực
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu
ĐC (10A2) 5% 25% 70% 0%
TN (10D1) 35% 45% 20% 0%
Chất lượng học tập ở hai lớp đầu năm học là tương đương nhau. Nhưng theo