Sử dụng SĐTD để dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 43 - 47)

Chương II : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học

3.2.4. Sử dụng SĐTD để dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết

Khi dạy các dạng bài ơn tập, sơ kết, tổng kết chúng ta có thể sử dụng SĐTD theo 3 cách:

Cách 1: GV yêu cầu HS về nhà tự lập SĐTD ôn tập trên giấy A3 theo chương/phần, sau đó thu lại, phân loại, nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số SĐTD chuẩn để cả lớp tham khảo.

Cách 2: GV lập SĐTD mở. Trong tiết ôn tập, sơ kết GV chỉ vẽ từ khóa và một số nhánh chính, rồi u cầu HS tự vẽ các nhánh phụ để bổ sung thông tin. Cách làm này sẽ lôi cuốn các em tham gia. Các em được tư duy, trao đổi, tranh luận nhiều hơn. Kết quả là tiết ôn tập sẽ trở nên sôi nổi, hào hứng mà không tẻ nhạt.

Cách 3: GV chia nhóm vẽ SĐTD: có thể vẽ từng phần hoặc toàn bộ nội dung (Tùy lượng kiến thức nhiều, ít). Sau đó chỉ định từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, cho điểm dựa trên các tiêu chí: Nội dung cơ bản cần ơn tập; sắp xếp các kiến thức hợp lý, khoa học...

Trong đề tài này tơi đề cập tới cách 1, cách 2.

Ví dụ 13: Sử dụng SĐTD để dạy tiết ôn tập học kì 1 * Mục tiêu phát triển năng lực:

- Năng lực chung

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các thành viên tích cực, chủ động; phối hợp tốt để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực công nghệ

+ Nhận thức công nghệ: Hệ thống hóa và khắc sâu một số kiến thức cơ bản về giống cây trồng; đất trồng; phân bón; bảo vệ cây trồng.

* Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu SĐTD nội dung kiến thức học kì 1 dưới dạng điền khuyết.

- GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, bổ sung các nhánh phụ để tạo thành SĐTD hoàn chỉnh trong thời gian 15 phút.

- Các nhóm thảo luận, chia sẻ ý kiến, hồn thiện SĐTD.

- Đại diện các nhóm thuyết trình.

38

Hình 21. Vẽ SĐTD điền khuyết ôn tập học kì 1 bằng phần mềm Microsoft Word

KIẾN THỨC HỌC KÌ 1 PHÂN BĨN GIỐNG CÂY TROONG BẢO VỆ CÂY TRỒNG ĐẤT TRỒNG TRỒNG Khảo nghiệm giống ?. ? Nhận biết sâu, bệnh hại lúa ? ..? Hệ thống SX

Nuôi cấy mô tế bào Khái niệm ? ..? ? Tính chất đất trơng ..? Đất xói mịn ..?

Biện pháp cải tạo Nguyên nhân ? ..? ..? ..? Phân hóa học Kĩ thuật sử dụng Điều kiện phát sinh, phát triển ..? ..? ..? ..? ? Phân vi sinh vật ..? ? Đặc điểm, tính chất ..?

39

Ví dụ 14: Sử dụng SĐTD dạy tiết ơn tập giữa học kì 2 * Mục tiêu phát triển năng lực:

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Mỗi cá nhân tự giác, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Năng lực cơng nghệ

+ Nhận thức cơng nghệ: Hệ thống hóa và khắc sâu một số kiến thức cơ bản về phịng trừ sâu bệnh và bảo quản, chế biến nơng, lâm, thủy sản.

* Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS về nhà vẽ SĐTD hệ thống kiến thức giữa kì 2:

+ Gồm hai nội dung chính là phịng trừ sâu bệnh và bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

+ Dụng cụ: Giấy A3, bút màu, thước... + Thời gian nạp: tiết Công nghệ tiếp theo

- Đến tiết học, GV chọn những sản phẩm vẽ đúng nội dung kiến thức; trình bày khoa học, hợp lý; có tính thẫm mĩ...để lên báo cáo trước lớp.

- GV trao đổi một số câu hỏi nhằm khắc sâu nội dung kiến thức.

40

Hình 23. SĐTD hệ thống kiến thức giữa học kì 2 - HS Nguyễn Thị An lớp 10D1

Hình 24. SĐTD hệ thống kiến thức giữa kì 2 – HS Phan Thị Tâm lớp 10D1

* Sử dụng SĐTD ngồi phát huy tính tích cực của HS còn giúp các em ghi nhớ bài hiệu quả. Khi sử dụng SĐTD cần lưu ý một số vấn đề sau:

41

+ GV chỉ là người “cố vấn”, “trọng tài” giúp HS hoàn chỉnh SĐTD. SĐTD là sơ đồ mở nên không yêu cầu các nhóm cùng chung một kiểu mà GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét, cách nhánh và hình thức.

+ Trong quá trình xây dựng SĐTD tránh ghi lại đoạn văn quá dài, hoặc đưa những hình ảnh khơng liên quan tới bài học; vẽ q cầu kì hay sơ sài.

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)