Chương II : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học
3.2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới
Mở đầu bài học, GV có thể yêu cầu HS vẽ SĐTD theo nhóm với các gợi ý liên quan tới chủ đề kiến thức của bài học. Việc sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ giúp HS dần phát hiện kiến thức bài học thông qua những kiến thức tổng quát, trọng tâm. Việc xây dựng SĐTD được thực hiện từng bước dựa trên việc triển khai những nội dung cơ bản của bài học. Những nội dung chính sẽ thể hiện trên nhánh cấp 1, được thể hiện tô đậm nét của màu sắc, bố trí đều, cân đối quanh hình trung tâm của SĐTD. Tiếp theo các nhánh 2, 3 dựa theo nhánh cấp 1 sẽ triển khai các nhánh phụ. Cứ thế sự phân nhánh được tiếp tục, các khái niệm và hình ảnh được kết nối với nhau. Sự kết nối này sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả ý trung tâm một cách đầy đủ, rõ ràng. Khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát cuả bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên SĐTD. Sau khi hoàn thiện, HS nhìn vào sơ đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
30
Ví dụ 10: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học bài 12 “Đặc, điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường”.
* Mục tiêu phát triển năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Trình bày được đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân bón phổ biến.
+ Sử dụng công nghệ: Vận dụng được kiến thức về phân bón để áp dụng vào thực tiễn.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
- GV: Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng cây trồng. Không những thế còn ảnh hưởng tới môi trường đất. Vậy để sử dụng hiệu quả phân bón, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng.
- GV chia lớp thành 12 nhóm (1 bàn/1 nhóm) nghiên cứu nội dung bài 12 và vẽ SĐTD nhằm hệ thống lại kiến thức của bài.
Bước 2: HS xác định chủ đề trung tâm của SĐTD
Thông qua nhiệm vụ GV nêu, các nhóm xác định được chủ đề trung tâm của SĐTD: PHÂN BÓN.
Bước 3: HS xác định nhánh chính, nhánh phụ
Để xác định nhánh chính, nhánh phụ HS cần trả lời câu hỏi:
- Có những loại phân bón nào thường dùng trong nông, lâm nghiệp? - Kể tên các loại phân hữu cơ, phân hóa học thường sử dụng.
- Phân vi sinh vật bao gồm những loại phân nào?
- Nêu đặc điểm, tính chất của phân hóa học; phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
- Phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật được sử dụng như thế nào?
Bước 4: Hoàn chỉnh sơ đồ tư duy
31
Đồng thời bổ sung màu sắc, hình ảnh.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá: GV tổ chức thảo luận để nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa SĐTD hoàn thiện hơn. GV nên nhấn mạnh để HS thấy được có thể lập được nhiều dạng SDTD khác nhau về chủ đề trên.
Hình 12.Sản phẩm của nhóm 1 lớp 10D1 – SĐTD bài 12
32
Hình 14.Sản phẩm của nhóm 8 lớp 10D1 – SĐTD bài 12
Hình 15.SĐTD bài 12 – Vẽ bằng phần mềm Mindmap 10
Ví dụ 11: Sử dụng SDTD trong dạy học bài 19 “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”
33
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các thành viên tự giác hoàn thoàn thành nhiệm vụ cá nhân và phối hợp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Trình bày được các ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học; nguyên nhân và cách hạn chế.
+ Sử dụng công nghệ: Vận dụng được kiến thức về các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của thuốc hóa học để áp dụng vào thực tiễn.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
- GV: Thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp với mục đích là tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý thuốc hóa học lại ảnh hưởng rất lớn đến quần thể sinh vật, môi trường. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh vừa hiệu quả, vừa an toàn cho con người, môi trường.
- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn/1 nhóm) nghiên cứu nội dung bài 19 và vẽ SĐTD nhằm hệ thống lại kiến thức của bài.
Bước 2: HS xác định chủ đề trung tâm của SĐTD
Thông qua nhiệm vụ GV nêu, HS xác định được từ ngữ trung tâm: THUỐC HÓA HỌC.
Bước 3: HS xác định nhánh chính, nhánh phụ
Để xác định nhánh chính, nhánh phụ HS cần trả lời câu hỏi: - Nghiên cứu thuốc hóa học cần quan tâm tới những vấn đề gì? - Ưu điểm nổi bật của thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh?
- Nêu các ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học tới quần thể sinh vật và môi trường.
- Vì sao thuốc hóa học lại có những ảnh hưởng xấu đó?
- Kể tên các biện pháp góp phần hạn chế ảnh hưởng của thuốc hóa học.
Bước 4: Hoàn chỉnh SĐTD
Để hoàn chỉnh SĐTD, HS nối các nhánh thể hiện mối quan hệ với nhau. Đồng thời bổ sung màu sắc, hình ảnh.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá
GV tổ chức thảo luận để nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa SĐTD hoàn thiện hơn. GV nên nhấn mạnh để HS thấy được có thể lập được nhiều dạng SDTD khác nhau về chủ đề trên.
34
Hình 16.Sản phẩm của nhóm 1 lớp 10D1 - SĐTD bài 19
35
Hình 18. Sản phẩm nhóm 7 lớp 10D1 - bài 19
Hình 19.SĐTD bài 19 – Vẽ bằng phần mềm Mindmap10