Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 41 - 43)

Chương II : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học

3.2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học

Thông thường, kết thúc mỗi bài học, GV đều phải hướng dẫn HS củng cố kiến thức bằng một vài câu hỏi. Biện pháp này dễ gây nhàm chán và kém hiệu quả. Nếu sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS tự củng cố chắc chắn các em sẽ nhớ

36

ngay tại lớp. Tuy theo thời gian mỗi tiết học HS có thể tự vẽ SĐTD hoặc yêu cầu HS dựa vào SĐTD do GV vẽ thuyết minh lại kiến thức cơ bản của bài học. SĐTD được sử dụng ở cuối tiết học sẽ giúp HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài, củng cố lại kiến thức cơ bản của bài học một cách tốt nhất.

Ví dụ 12: Sử dụng SĐTD để tổng kết bài 49 “Bài mở đầu”:

* Mục tiêu phát triển năng lực:

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực công nghệ:

+ Năng lực nhận thức công nghệ: Nêu được khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh, thị trường, doanh nghiệp, công ty. Trình bày được đặc điểm của công ty TNHH và công ty cổ phần.

* Tổ chức thực hiện:

- Sau khi dạy xong bài 49 “Bài mở đầu”, GV chiếu SĐTD và yêu cầu 2-3 HS thuyết trình lại những nội dung cơ bản có trong bài.

37

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.

- GV nhận xét về mức độ hiểu bài, nắm vững trọng tâm bài học, khả năng trình bày...

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG một số kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG dạy học môn CÔNG NGHỆ 10 góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH THPT (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)