Giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của các trung tâm hành chính công cấp huyện trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 107)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm Hành chính cơng

3.2.5. Giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

quản lý

Các ứng dụng chương trình phục vụ hỗ trợ cho bộ phận một cửa của trung tâm như cấp phép kinh doanh qua mạng, cấp phép lao động qua mạng, trích lục hộ tịch qua mạng. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý Nhà nước là một công cụ nhằm hạn chế giấy tờ, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước và phục vụ nhân dân là giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính đạt kết quả bền vững hơn. Với thực tiễn tại trung

tâm, tổng thể hơn 31 phân hệ chương trình quản lý đang vận hành đã giúp cho UBND cũng như các ngành các cấp từ phường đến cơ sở, tăng cường được các mặt công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và liên thơng được thơng tin nhiều chiều. Qua đó tạo mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ hơn trong tác nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước ở đơn vị và các cơ quan đơn vị trực thuộc bằng các giải pháp như sau:

- Chất lượng dịch vụ hành chính cơng qua mạng phải đảm bảo yêu cầu chuyên môn theo đúng pháp luật như phương thức truyền thống. Các quy trình thụ lý hồ sơ qua mạng sẽ giống như phương thức truyền thống về thủ tục, giấy tờ theo quy định của pháp luật. Nhưng đầu vào sẽ khác nhau ở chỗ giấy tờ điện tử sẽ giảm thiểu số lần đi lại của người dân mỗi khi bổ sung thay đồi hồ sơ.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác như: Đoàn Thanh niên, tổ chức Cơng đồn, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí,… để tun truyền giới thiệu quảng bá rộng rãi các dịch vụ hành chính cơng qua mạng để người dân nắm bắt thơng tin theo nhu cầu.

- Hạ tầng CNTT cần phải đảm bảo ổn định, đồng thời chọn lọc trang bị nâng cấp thiết bị công nghệ kịp thời hiệu quả cho từng giai đoạn phát triển phù hợp với yêu cầu chun mơn thực tế. Hàng tháng cần có kiểm tra đánh giá các thiết bị tin học tại bộ phận một cửa nhằm hạn chế rủi ro hư hỏng thiết bị trong khi đang phục vụ giao dịch hành chính cho người dân.

- Với xu hướng phát triển của điện thoại thông minh ngày càng nhiều, nên ưu tiên nghiên cứu phát triển, khai thác mở rộng nhiều dịch vụ hành chính cơng qua mạng trên thiết bị đi dộng. Ứng dụng CNTT và công nghệ hiện đại, mọi người dân đều có thể khai thác, tìm hiểu được nhiều thông tin cần thiết, được cung cấp một số dịch vụ về hành chính với chất lượng cao.

3.2.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính cơng

Việc tạo điều kiện, tăng cường cho người dân được phản hồi về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng cũng là cách thức hữu hiệu để nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ hành chính cơng. Với tư cách “khách hàng”, họ có quyền bày tỏ sự hài lịng hay khơng hài lịng về chất lượng dịch vụ, về cung cách, thái độ của người phục vụ với mong muốn dịch vụ công ngày càng đáp ứng nhiều hơn, tốt hơn nhu cầu của họ. Điều quan trọng để giải pháp này khả thi trong thực tiễn là những ý kiến của người dân về dịch vụ hành chính cơng, những mong đợi của họ có được xem xét, phản hồi và đảm bảo trong thực tế cung ứng dịch vụ những lần tiếp theo hay không.

- Thực hiện có hiệu quả cơng tác thơng tin, tun truyền đến người dân về những đổi mới trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính cơng của Trung tâm để người dân và doanh nghiệp nắm bắt được đầy đủ, kịp thời. Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính cơng.

- Nghiêm túc thực hiện việc niêm yết, cơng khai các thủ tục hành chính, các loại phí, lệ phí các Trung tâm Hành chính cơng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Thơng qua báo chí và các phương tiện thơng tin truyền thông khác... để thường xuyên cập nhật và giới thiệu các hoạt động về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của Trung tâm.

- Nâng cao trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc, đạo đức công chức để đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất theo tinh thần phục vụ. Phối hợp với người dân, hướng dẫn họ thực hiện đúng

các quy định của pháp luật. Chú trọng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và tinh thần, thái độ làm việc đúng mực, nghiêm túc. Điều này cho thấy nỗ lực từ hai phía, phía Nhà nước và phía người dân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Hành chính cơng tỉnh cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng và thực hiện tốt các biện pháp khuyến khích và phát huy sự tham gia tích cực của người dân trong đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng của các Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện: Thực hiện quy chế văn hố cơng sở; cơng khai thơng tin; hoạt động tiếp nhận nghiêm túc các thơng tin phản hồi, góp ý của người dân, khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo các hành vi sai trái của cán bộ, cơng chức để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính cơng. Phát huy dân chủ, tạo ra phong trào tồn dân đóng góp ý kiến và phản ánh các hiện tượng nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ bằng các kênh thơng tin như hịm thư góp ý, báo chí, trả lời trực tuyến, tơn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động của các trung tâm hành chính công cấp huyện trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)