7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, dân số gần 1,7 triệu người, với gần 44 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 29,5% dân số tồn tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó, có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sơng chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc.
Khí hậu tồn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khơ hanh về mùa khơ; vùng phía Đơng và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ơn hồ. Khí hậu sinh thái nơng nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng:
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là tài ngun đất. Tồn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sơng ngịi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc.
Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khống sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khống sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krơng Ana, M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.