1.2.5.1. Nhân tố chủ quan
Một là, thu BHXH: Công tác quản lý thu là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng
đến việc cân đối quỹ và chi các chế độ BHXH về sau. Nếu công tác thu kém, không khai thác hết được nguồn thu, không đảm bảo số thu... thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ sẽ bị mất cân đối. Muốn đảm bảo công
- Đối với người lao động: Ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người lao động xuất phát từ nhận thức cũng như lịng tin của họ vào chính sách BHXH để có những đấu tranh địi hỏi đúng quyền lợi của mình với chủ sử dụng lao động tham gia BHXH đúng đối tượng, đúng mức thu nhập, đồng nghĩa với việc đòi hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra. Mức đóng phù hợp với mức hưởng sẽ đảm bảo cân đối thu – chi, góp phần cân đối quỹ.
- Đối với người sử dụng lao động: Ảnh hưởng đến công tác quản lý chi,chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ nhận thức, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mà tham gia đóng đầy đủ quyền lợi cho người lao động, tránh được tình trạng nợ đọng, trốn tránh, trục lợi bảo hiểm. Việc đảm bảo số người lao động tham gia đơng đảo sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện quy luật số đông, lấy số đông người tham gia BHXH để chi trả cho số ít người đủ điều kiện.
Đối với cơ quan BHXH: Đó là trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác thu BHXH. Sự tuyên truyền của ngành BHXH đến với người dân nói chung và người lao động nói riêng để họ nhận thức được tầm quan trọng và vai trị của chính sách BHXH thì họ sẽ có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH.
Hai là, về quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội
Đây là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Một trong những nguyên tắc là cân bằng thu – chi. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH trong nhóm này đó là:
- Quy định mức hưởng và mức đóng cân bằng
- Cơ cấu các khoản chi: Trong cơ cấu chi BHXH có nhiều khoản chi nhưng cơ bản có ba khoản chi là chi các chế độ, chi bộ máy và chi đầu tư xây
dựng. Một khi cơ cấu chi thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây lạm chi, mất cân đối quỹ.
- Công tác quản lý chi: Hiện tượng lạm dụng quỹ, thất thoát quỹ... là những biểu hiện cho sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý chi, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, trục lợi cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chi BHXH.
- Công tác đầu tư quỹ: Đầu tư kém hiệu quả khi không thu hồi được vốn, đầu tư quỹ khơng có lãi hay lãi thấp hơn trượt giá thị trường cũng là nguy cơ gây bất ổn quỹ.
- Chính sách tiền lương của Chính phủ: Việc điều chỉnh chính sách tiền lương của Chính phủ sẽ có tác động tới thu và chi BHXH.
- Cơ chế hoạt động của ngành BHXH: Trình độ của cán bộ cơng chức viên chức trong ngành BHXH có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ vững, chế độ đãi ngộ với cán bộ công chức viên chức trong ngành; Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ làm giảm gánh nặng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, đem lại hiệu suất lao động cao.
Ba là, bộ máy quản lý