- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của cơ quan BHXH, đặc biệt là ứng dụng cơng nghệ thơng tin có vai trị đặc biệt
2.3.1 Lập dự toán chi BHXH
Chi BHXH là một mắt xích quan trọng trong quản lý tài chính tại tỉnh Đăk Lăk. Chi BHXH gồm hai nguồn, nguồn Ngân sách nhà nước cấp kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng BHXH từ trước ngày 01/01/1995 và nguồn do quỹ BHXH đảm bảo. Hàng tháng căn cứ vào dự tốn kinh phí đã lập và được BHXH Việt Nam cấp về BHXH tỉnh Đăk Lăk thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động do tỉnh trực tiếp quản lý và cấp kinh phí về cho BHXH các huyện thực hiện chi trả cho đối tượng do BHXH huyện quản lý thông qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng.
Trên cơ sở văn bản quy định của Nhà nước và đặc thù tại địa phương, BHXH tỉnh Đăk Lăk thực hiện đầy đủ các quy định về lập dự toán chi BHXH, sử dụng kinh phí và quyết tốn kinh phí chi BHXH theo hai nguồn Ngân sách nhà nước và nguồn quỹ BHXH đảm bảo.
Hai nguồn kinh phí trên được hạch tốn và sử dụng cho các đối tượng khác nhau nên việc lập kế hoạch và dự toán chi BHXH phải phù hợp, sát với nhu cầu thực tế tại BHXH tỉnh Đắk Lắk nhằm đảm bảo nguồn kinh phí chi trả kịp thời cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH.
Việc lập kế hoạch chi BHXH cho năm sau tại BHXH tỉnh Đắk Lắk thường được thực hiện vào tháng 9 hàng năm của năm trước đó. Khi đó, phịng chế độ ở BHXH tỉnh và tổ chế độ ở BHXH huyện căn cứ số thực chi 9 tháng đầu năm và ước thực hiện 3 tháng cuối năm, đồng thời ước tăng, giảm đối tượng, mức hưởng và theo nguồn đảm bảo theo quy định hiện hành để lập kế hoạch đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng từ quỹ BHXH,
nguồn NSNN, trợ cấp một lần và dự tốn kinh phí chi các chế độ BHXH cho năm sau cụ thể cho từng nguồn NSNN, quỹ BHXH.
Đối với BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện. BHXH huyện căn cứ vào số đối tượng hàng tháng đang hưởng tại huyện, tỷ lệ đối tượng tăng giảm qua các năm trước theo từng loại đối tượng cụ thể và tình hình kinh tế phát triển của địa phương để xây dựng kế hoạch cho năm sau từ đó xây dựng dự tốn chi BHXH cho năm sau. Trong năm nếu có biến động phát sinh chi ngoài kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo với bảo hiểm xã hội tỉnh để xem xét bổ sung kinh phí kịp thời đảm bảo nguồn chi trả cho đối tượng.
BHXH tỉnh: BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH cho đối tưởng hưởng trên địa bàn toàn tỉnh. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và chi trả trực tiếp tại tỉnh. Trong năm nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch đã được BHXH Việt Nam duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình về số chi tăng để BHXH Việt Nam xem xét cấp kinh phí để đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng.
Cấp phát kinh phí: Căn cứ trên kế hoạch đã được thống nhất và ban hành, hàng tháng kinh phí BHXH được BHXH Việt Nam cấp phát về, BHXH tỉnh trực tiếp cấp kinh phí xuống BHXH các huyện qua hệ thống tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại huyện. Sau đó BHXH các huyện sẽ cấp cho đại diện chi trả theo danh sách đối tượng hưởng cho cán bộ BHXH trực tiếp đi chi trả.
Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và căn cứ vào dự toán các huyện và phòng chế độ BHXH lập, phòng Kế hoạch tài chính tổng hợp dự tốn chi
tỉnh duyệt gửi BHXH Việt Nam. Sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh sẽ phân bổ kinh phí về cho BHXH huyện. Trong năm thực hiện, nếu có biến động, phát sinh vượt dự tốn, BHXH huyện phải giải trình và báo cáo lên BHXH tỉnh và BHXH tỉnh tổng hợp báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét cấp bổ sung kinh phí và sẽ thực hiện điều chỉnh dự tốn vào cuối năm tài chính.
Trước ngày 5 hàng tháng, BHXH Việt Nam chuyển từ NSNN một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của số dự toán được giao một năm kế hoạch vào quỹ BHXH bắt buộc để BHXH tỉnh chi trả cho các đối tượng trong tháng.
Hiện nay, khâu lập kế hoạch, dự toán chi tại BHXH tỉnh Đăk Lăk vẫn còn nhiều bất cập, việc lập kế hoạch, dự tốn chi vẫn chưa có quy trình hồn thiện từ khâu xây dựng đến kiểm soát việc chấp hành dự toán, phần lớn dựa vào ý chí chủ quan, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH như trợ cấp BHXH một lần…khó lường trước được phát sinh do tình hình kinh tế ảnh hưởng và tác động lớn nên có những năm phát sinh vượt dự tốn, BHXH tỉnh phải báo cáo lên BHXH Việt Nam xem xét cấp bổ sung kinh phí và thực hiện điều chỉnh dự tốn vào cuối năm tài chính. Bên cạnh đó, dự toán BHXH Việt Nam giao thường rất chậm ảnh hưởng đến việc phân bổ, thực hiện dự tốn của BHXH tỉnh. Do cơng tác thẩm định số liệu quyết toán chi, kiểm soát chi thường tiến hành vào quý sau, nên khi phát hiện sai sót thì đã q lâu so với thời gian chi BHXH nên việc thu hồi số tiền chi sai gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.5: Tình hình lập dự tốn chi BHXH tại BHXH tỉnh Đắk Lắk từ 2017-2020 Đơn vị tính: triệu đồng TT Nguồn 2017 2018 2019 2020 Dự toán Thực hiện % Dự toán Thực hiện % Dự toán Thực hiện % Dự toán Thực hiện % 1 Chi từ NSNN 377.933 396.830 105 382.024 412.724 108 443.975 427.979 96,4 460.197 425.631 92,5 2 Chi từ quỹ BHXH bắt buộc 1.511.215 1.571.664 104 1.778.867 1.830.496 103 2.058.021 2.101.305 102,1 2.459.364 2.346.370 95,4 a Quỹ hưu trí tử tuất 1.399.270 1.448.245 103,5 1.614.323 1.694.575 105 1.903.930 1.943.994 102,1 2.284.906 2.185.875 95,6 b Quỹ tai nạn LĐ- BNN 3.793 3.718 98 4.601 4.231 92 3.863 4.519 117 6.197 4.810 77,6 c Quỹ ốm đau-thai sản 140.824 119.701 85 159.943 131.689 82,3 150.228 152.792 101,7 168.261 152.792 90,8 3 Chi BHTN 55.291 59.715 108 63.722 70.639 110,8 72.893 87.855 120,5 119.638 100.237 83,8 Tổng cộng 1.969.135 2.028.209 103 2.224.613 2.313.858 104 2.574.889 2.617.139 101,6 3.039.199 2.874.926 94,6