Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 111)

- Tiếp tục thực hiện phân cấp giải quyết chế độ cho BHXH các huyện Thực hiện giao dự toán cho BHXH các huyện kịp thời Quản lý và điều hành

3.2.7 Một số giải pháp khác

3.2.7.1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi BHXH

Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong đời sống kinh tế - xã hội trở thành một yếu tố sống còn. Với ngành BHXH, đối tượng tham gia BHXH ngày càng gia tăng, quyền lợi về BHXH ngày càng mở rộng, chính sách BHXH ngày càng cụ thể hóa làm cho bộ máy quản lý gặp nhiều khó khăn, nặng nề. Hiện nay toàn ngành BHXH chưa có một chương trình phần mềm quản lý tài chính đáp ứng được tổng thể quản lý tài chính mà chỉ một số chương trình quản lý riêng lẻ từng lĩnh vực như phần mềm chi BHXH, phần mềm thu BHXH, phần mềm chính sách, phần mềm một cửa... vì vậy cần phải có sự chuyển đổi thích ứng để chuyển đổi từ hình thức quản lý thủ cơng riêng lẻ sang hình thức quản lý hiện đại thơng qua hệ thống công nghệ thông tin và sự liên kết các nghiệp vụ BHXH với nhau từ trên xuống và ngang cấp. Để

thực hiện có hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin BHXH tỉnh Đắk Lắk cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Nâng cao năng lực quản lý bằng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp then chốt bằng nâng cao nhận thức của cán bộ viên chức trong hệ thống cơ quan về tầm quan trọng của công nghệ thông tin, chú trọng đào tạo con người có kiến thức về tin học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan có thích nghi với hình thức quản lý hiện nay.

Liên kết các phần mềm quản lý với nhau, xây dựng hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc đồng bộ để có thể chia sẻ, khai thác, cập nhật dữ liệu, số liệu tham gia cũng như thanh toán các chế độ BHXH của người lao động và người dân tham gia BHXH.

Hoàn thiện quy trình quản lý chi BHXH với những bước đi hợp lý tiến đến hiện đại, chuyên nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu cao việc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH như xây dựng và quản lý được kho dữ liệu về đối tượng hưởng BHXH theo từng nguồn kinh phí, quản lý và lưu trữ hồ sơ của các đối tượng đã hết hạn hưởng, chết, vi phạm pháp luật... theo dõi tình hình cấp phát và quyết tốn kinh phí, tổ chức hạch tốn kế toán, lập báo cáo theo quy định.

Đề nghị cấp trên xét duyệt và đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất về trụ sở, máy vi tính cho tồn cơ quan. Thanh lý và thay thế những máy móc cũ kỹ, lạc hậu và dễ hỏng hóc để cho cán bộ viên chức dễ dàng trong việc thao tác công việc của phần mềm, phần cứng và bảo mật thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý BHXH và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của khoa học công nghệ thông tin.

3.2.7.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức BHXH

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả quản lý của

mọi tổ chức. Vì vậy, muốn tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chi BHXH thì cơ quan BHXH cần phải chú trọng hơn nữa đến đội ngũ nhân lực, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý chi BHXH tại các đơn vị.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan BHXH nhìn chung đã đạt yêu cầu về chuyên mơn, nghiệp vụ. Có thái độ đúng mực, nhã nhặn khi làm việc với người dân, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên tại đơn vị. Đồng thời, cán bộ, công chức BHXH tỉnh thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chế độ, chính sách của Nhà nước và các quy định về luật BHXH, pháp luật có liên quan để hiểu đúng, nắm chắc từ đó là cơ sở cho việc thực hiện chi BHXH và quản lý chi BHXH cho các đối tượng đảm bảo chính xác. Tuy nhiên, đa số cán bộ chi trả BHXH ở cơ quan bưu điện các huyện, thị xã, các xã khơng có nhiều chuyên môn về BHXH nên chưa nắm chắc các quy định về các chế độ BHXH để giải thích cho đối tượng hưởng, gia tăng áp lực tiếp dân tại cơ quan BHXH. Vì vậy, cơ quan BHXH tỉnh cần có kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng hơn nữa cho đối tượng cán bộ, công chức BHXH để họ nâng cao kiến thức chuyên môn, theo kịp với sự thay đổi trong chính sách để làm cơ sở cho việc thực thi đúng tại đơn vị, nâng cao năng lực xử lý nghiệp vụ và giải quyết thủ tục về chế độ BHXH cho người hưởng tại cơ quan BHXH. Thường xuyên tổ chức giao lưu, gặp mặt giữa cơ quan BHXH và cán bộ Bưu điện làm công tác chi trả để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến công tác chi trả, giải đáp thắc mắc của cán bộ bưu điện và giúp cán bộ bưu điện trả lời những thắc mắc hay được hỏi của người hưởng BHXH. Đây là phương pháp đào tạo theo hướng truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trực tiếp từ những người làm công tác với nhau.

Với số lượng biên chế hiện nay tại BHXH tỉnh so với khối lượng cơng việc là có sự chênh lệch q lớn, vì vậy việc bố trí cán bộ phù hợp với năng lực sở trường và phù hợp với từng thời điểm là điều đặc biệt phải chú trọng.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 111)