- Phương tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của cơ quan BHXH, đặc biệt là ứng dụng cơng nghệ thơng tin có vai trị đặc biệt
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, ngày 15/6/1995 Tổng Giám đốc BHXH Việt nam có Quyết định số 18/QĐ-BHXH- TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk
Là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực
Đắk Lắk. Ngày 17/12/2002 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Như vậy, kể từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho người lao động, BHXH tỉnh Đắk Lắk còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT cho công chức, viên chức và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.
Ngày 07/01/2004 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 24/QĐ-BHXH-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk trực thuộc BHXH Việt Nam, trên cơ sở chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26/11/2003 của Quốc hội. Về cơ cấu tổ chức có 09 phịng chức năng thuộc tỉnh và 15 BHXH huyện, thị xã, thành phố.
Văn phòng BHXH tỉnh Đắk Lắk đặt tại số 08 Trần Hưng Đạo, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Văn phòng BHXH các huyện, thành phố đặt tại trung tâm các huyện và Thành phố Buôn Ma Thuột.