Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 111 - 117)

- Tiếp tục thực hiện phân cấp giải quyết chế độ cho BHXH các huyện Thực hiện giao dự toán cho BHXH các huyện kịp thời Quản lý và điều hành

3.3.2 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để làm tốt vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian tới, BHXH Việt Nam cần:

- BHXH Việt Nam cần có kế hoạch triển khai thường xuyên và lâu dài các lớp đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn các thay đổi về chính sách, phát luật

cho cán bộ, nhân viên BHXH, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

- Hiện nay, trong một đơn vị sử dụng lao động, NLĐ đang thực hiện và được hưởng các quyền lợi về BHXH và BHYT cùng một lúc. Tuy nhiên, phương thức, căn cứ đóng và một số trường hợp đối tượng tham gia BHXH và BHYT chưa đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, ngành BHXH phải phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để sớm xác định đồng bộ và nhất thể hóa các đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc; thay đổi và hoàn chỉnh phương thức quản lý, thu nộp BHXH, BHYT, BHTN nhằm tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ yên tâm khi tham gia và cơ quan BHXH có điều kiện, cơ sở pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện;

- BHXH Việt Nam nên xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành LĐTB-XH, Liên đoàn lao động, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất với cơ quan BHXH trong việc đôn đốc thu nộp và thực hiện pháp luật về BHXH. Sớm đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét của Chi bộ, Đảng bộ “trong sạch vững mạnh” hàng năm.

- Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tun truyền trong tồn hệ thống BHXH và xã hội hóa cơng tác tun truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thơng tin kịp thời cho báo chí về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách BHXH, BHYT. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT: khi các cơ quan báo chí nêu hoặc phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, những bất hợp lý của chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình

thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực thi chính sách, pháp luật cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời; kiểm tra, xem xét và xử lý kịp thời, hồi âm cho cơ quan báo chí biết để ổn định dư luận xã hội. Qua đó cũng đề cao vai trị của báo chí đối với cơng tác tun truyền về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà BHXH Việt Nam phải nhận thức được và có kế hoạch triển khai cụ thể.

- Cần tăng cường sức mạnh cho các công cụ và các chế tài xử phạt vi phạm hành chính BHXH như: tăng mức xử phạt vi phạm hành chính; quy định mức lãi chậm đóng BHXH hàng tháng phải cao hơn mức lãi tiền vay ngân hàng để NLĐ và NSDLĐ có trách nhiệm hơn; đồng thời mức phạt tỷ lệ thuận với mức nợ để các doanh nghiệp khơng lợi dụng tiền đóng BHXH vào mục đích kinh doanh.

- Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ.

Tiểu kết chƣơng 3

Phát huy những mặt đạt được được trong công tác chi BHXH tại tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế trong công tác. Ở chương này tác giả dựa vào thực trạng phân tích trong chương 2 và những định hướng, mục tiêu phát triển của BHXH tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện các mặt hạn chế trong cơng tác chi BHXH.

Tác giả đưa ra các giải pháp: hồn thiện cơng tác lập dự toán chi BHXH, tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH, hoàn thiện phương thức chi, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong các khâu chi BHXH và kiện tồn cơng tác cán bộ. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước và BHXH Việt Nam.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện chính sách BHXH góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về vật chất và tinh thần cho NLĐ, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với công tác quản lý chi BHXH như hiện nay, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện được mục tiêu là chi kịp thời, chi đúng, chi đủ đến tận tay đối tượng, đảm bảo chi an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhằm mục đích ổn định đời sống cho NLĐ tham gia BHXH, phát hiện các trường hợp gian lận hưởng trợ cấp BHXH…Song song với những thành tựu đạt được, BHXH tỉnh vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước như trong cơng tác lập kế hoạch, dự toán chi; công tác quản lý đối tượng, công tác chi các chế độ BHXH, do đó tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn hiện hơn công tác quản lý chi BHXH. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Luận văn “Quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” đã đạt được những kết quả như sau đây:

- Hệ thống hóa được các cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý chi BHXH.

- Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, xác định được những thành tựu, hạn chế,những nguyên nhân của những mặt hạn chế trong công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Đắk Lắk.

Luận văn này hoàn thành nhờ sự cố gắng của bản thân tác giả. Dù đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có thể đề ra các giải

Lắk nhưng do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn thầy cơ và các bạn góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn để tác giả có thêm nhiều kiến thức nhằm vận dụng vào thực tế đơn vị mình đang cơng tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 111 - 117)