1.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của một số quốc
1.4.3. Một số kinh nghiệm áp dụng cho tỉnh Quảng Trị
Những kinh nghiệm quốc tế, trong nước trong việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội và những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm mang tính phổ biến cần tham khảo, vận dụng cho công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị.
Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ thống công tác xã hội về quyền trẻ em. Phát triển hệ thống công tác xã hội về trẻ em bao gồm phát triển nguồn
nhân lực và phát triển hệ thống cơ sở công tác xã hội về trẻ em. Cán bộ công tác xã hội về trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Đây là lực lượng trực tiếp và quan trọng nhất thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, kết nối cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cộng đồng và trực tiếp quản lý trẻ em, xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp trẻ em, gia đình và phát triển cộng đồng. Hệ thống các cơ sở công tác xã hội về trẻ em được hình thành để thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại...
Thứ hai, thực hiện đồng bộ, thống nhất tất cả các quyền trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định rõ các quyền trẻ em được hưởng. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay có một số nhóm quyền trẻ em cần được nghiên cứu và bổ sung vào nhóm những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt để được hưởng chế độ bảo vệ đặc biệt như là trẻ em bị buôn bán, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích,… Việc xác định đúng các đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt được xem xét
dựa trên các yếu tố và mức độ gây tổn hại cho trẻ. Đồng thời, việc xác định này cũng gắn với trách nhiệm và loại hình dịch vụ bảo vệ và phục hồi cho trẻ.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội thân thiện với trẻ em. Các quốc gia trên thế giới cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội, đặc biệt
công tác xã hội về người già và trẻ em có u cầu cao về kinh nghiệm, trình độ và thái độ khi làm việc. Những người này được xã hội coi trọng, được hưởng ngày lương xứng đáng với những công sức công hiến. Việc quyền trẻ em được bảo đảm, pháp luật về quyền trẻ em được thực hiện đúng, nghiêm minh phần lớn dựa vào những nhân viên làm công tác xã hội này. Do vậy, tại Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng cần phải có chính sách riêng
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Nghiên cứu, phân tích đưa ra các khái niệm như pháp luật về quyền trẻ em; thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Luận văn đã chỉ ra được những đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; đồng thời nêu ra nội dung và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em gồm thực hiện pháp luật về quyền sống còn của trẻ em, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia của trẻ em.
Luận văn cũng đã nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về trẻ em gồm yếu tố về pháp lý, chính trị, tổ chức và các yếu tố khác như kinh tế, văn hóa, xã hội,… Các yếu tố về chính trị bảo đảm về pháp lý, tổ chức, đồng thời cần đẩy mạnh xây dựng mơi trường văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện pháp luật về quyền trẻ em và tồn xã hội có quan niệm đúng về quyền trẻ em, giảm thiểu tới mức thấp nhất những vi phạm pháp luật về quyền trẻ em, bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hiệu quả.
Tác giả tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Qua đó cho thấy đây là vấn đề được quốc tế và các quốc gia đều quan tâm với nhiều phương thức vận dụng khác nhau. Từ kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của một số quốc gia trên thế giới, một số địa phương trong nước, tỉnh Quảng Trị có thể tham khảo, vận dụng vào điều kiện của tỉnh hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ