Thực hiện pháp luật về quyền bảo vệ của trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 71 - 79)

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị

2.2.2. Thực hiện pháp luật về quyền bảo vệ của trẻ em

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Trẻ em là mầm non là tương lai của đất nước, vì vậy trẻ em có quyền

được bảo vệ, được chăm sóc và giáo dục. Và đây là quyền các em đương nhiên được hưởng khi chưa đủ 18 tuổi.

Trẻ em là những người còn non nớt về thể xác và tinh thần. Các em cần sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê và những việc làm trái pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi… có những trẻ em đơi khi bất ngờ rơi vào những trạng thái cực kỳ khó khăn mà các em không thể nào chịu đựng nổi. Đây là nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của trẻ em. Do vậy các em cần đến sự giúp đỡ của những người thân và cộng đồng để giảm bớt hậu quả gây tổn thương và giúp trẻ em phục hồi tâm, sinh lý, tái hòa nhập vào cộng đồng và phát triển bình thường.Khi trẻ cịn bé, sẽ có ít nhất một người lớn có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ như cha, mẹ, anh, chị, cơ, dì, chú, bác, ơng bà nội, ông bà ngoại hoặc những người thân, bạn bè thân quen. Trong trường hợp không ai trong gia đình có khả năng chăm sóc và bảo vệ thì cơ quan chính phủ sẽ có trách nhiệm tìm được ít nhất một người lớn khác bảo vệ trẻ em.

Luật Trẻ em năm 2016 quy định về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em. Theo đó, trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, thốt khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm

trọng do những yếu tố bên ngồi tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.

Xác định được tầm quan trọng trong quyền được bảo vệ của trẻ em, tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã thực hiện nhiều chương trình, dự án, kế hoạch về bảo vệ trẻ em. Trong đó tích cực thực hiện pháp luật, đưa pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em vào cộng đồng với các nội dung: quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; quy định về chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hịa nhập cộng đồng. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Trị thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em trên phương diện mọi hoạt động đều tuân thủ theo quy định về 03 cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện.

Về tình hình sử dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật tại tỉnh Quảng Trị từng là vấn đề cấp thiết cần có hướng giải quyết thiết thực, tuy nhiên với sự nỗ lực của chính quyền tỉnh, các cấp, ban ngành, cộng đồng và gia đình tình trạng này đã được khắc phục một cách triệt để, cụ thể:

Năm 2016, số trẻ em lao động trái quy định của pháp luật là 215 trẻ em (chiếm 0,12% tổng số trẻ em của tỉnh). Trong đó: có 115 trẻ em làm các công việc nặng nhọc độc hại (chiếm 53,48%/tổng số trẻ em lao động trái quy định của pháp luật). 100 trẻ em làm quá quy định về thời lượng làm việc trong ngày và trong tuần (chiếm 46,51%/tổng số trẻ em lao động trái quy định của pháp luật). 64 trẻ em lao động trái quy định của pháp luật được hỗ trợ, can thiệp kịp thời (chiếm 29,76%/ số trẻ em lao động trái quy định của pháp luật).[18]

Năm 2017 đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị chưa ghi nhận trường hợp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật nào. Căn cứ theo quy định của pháp luật các công việc trái quy định là rà phế liệu, đào đãi vàng, làm nương rẫy…

Thực tế, nguyên nhân chủ yếu các em phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo có khó khăn về kinh tế thường phụ giúp hoặc bỏ học để phụ giúp bố mẹ làm kinh tế.

Tình hình trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh cũng có sự biến chuyển rõ rệt.

Bảng 2.1. Tình hình trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật của pháp luật

Nguồn: Báo cáo của Sở LĐTB&XH về Kết quả thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/06/2016)

Biểu đồ 2.1. Tình hình trẻ em trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật

2016 2017 2018 2019 Em % Em % Em % Em % Trẻ có nguy cơ thành LĐTE 1.279 0,7 1.129 0,6 1.285 0,7 1.554 0,8 Được hỗ trợ, can thiệp kịp thời 1.160 90,69 1.129 100 1.285 100 1.554 100

Trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em lang thang; trẻ em làm việc xa gia đình; nguời chưa thành niên vi pham pháp luật; trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hiện sống với người thân thích; trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại mất tích theo quy định của pháp luật; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc khơng cịn khả năng lao động; trẻ em có cả cha và mẹ khơng cịn khả năng lao động hoặc chăm sóc trẻ em; trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em; trẻ em vi phạm pháp luật được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em tảo hôn; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện sống cùng cha, mẹ; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện sống cùng cha, mẹ khơng có nơi cư trú; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật (cha, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc thành viên gia đình đang trong thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự); trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (cha mẹ nghiện rượu, sử dụng ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ly hơn, bạo lực gia đình, HIV/AIDS...).

Trên thực tế, những trẻ em có hồn cảnh trên khơng chỉ có nguy cơ trở thành lao động trẻ em mà cịn có nguy cơ bị xâm hại về mặt tinh thần và thể xác. Tính chất nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nạn nhân bị bạo lực, xậm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những trẻ em tuổi mầm non. Nhiều hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức. Người cao tuổi, cha mẹ, người thân, thầy cơ và người có trách nhiệm chăm sóc trẻ em đều có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em báo

động về sự suy đồi đạo đức như hiếp dâm tập thể, hiếp dâm rồi giết trẻ, người cao tuổi xâm hại tình dục trẻ em, cha dượng hiếp dâm con riêng của vợ… Đáng lưu tâm, nhiều vụ việc gia đình của trẻ em nạn nhân khơng cung cấp thông tin, thông báo, tố giác với các cơ quan chức năng vì e ngại thơng tin, ảnh hưởng đến trẻ và gia đình; bị thủ phạm đe dọa hoặc dùng tiền hòa giải…Năm 2019, trong báo cáo giám sát của Phịng Trẻ em và Bình đẳng giới thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh, có 63 đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em; 02 đối tượng là người ruột thịt, người thân thích khác; 44 đối tượng là người quen của trẻ; 15 đối tượng thuộc nhóm khác. Hậu quả khiến cho 04 trẻ em có thai do bị xâm hại tình dục; 04 trẻ em phải bỏ học do bị xâm hại; 03 trẻ em bị tác động, hậu quả khác về thể chất và tinh thần do bị xâm hại tình dục.

Các đối tượng thường lợi dụng mối quan hệ quen biết với trẻ em và gia đình nạn nhân để tạo sự tin tưởng để được ở một mình với trẻ, dụ dỗ trẻ đến nơi vắng vẻ giở trò đồi bại. Giai đoạn từ năm 2016-2019, số lượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại tỉnh được hỗ trợ, can thiệp kịp thời gồm: 32 vụ/63 đối tượng/32 trẻ em bị xâm hại tình dục; cố ý gây thương tích cho trẻ em 06 vụ/23 đối tượng/06 trẻ em; các hành vi khác: 03 vụ/04 đối tượng/03 trẻ em.

Xủ lý vi phạm hành chính liên quan đến xâm hại trẻ em 10 vụ/29 đối tượng, trong đó: 05 vụ/24 đối tượng xử lý về hành vi bạo lực; hành vi xâm hại tình dục: 02 vụ/02 đối tượng; các hình thức gây tổn hại khác 03 vụ/03 đối tượng.

Xử lý tố giác, tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố: tiếp nhận 41 tin tố giác tội phạm, trong đó kiến nghị khởi tố điều tra 27 tin với 29 đối tượng; khơng khởi tố, khơng xử phạt hành chính vì chưa đủ căn cứ theo luật định: 02 tin với 02 đối tượng; đang tiếp tục điều tra làm rõ: 02 tin với 03 đối tượng. Kết quả khởi tố, điều tra tội phạm xâm hại trẻ em: khởi tố về hành vi

xâm hại tình dục trẻ em: 26 vụ/27 đối tượng (Trong đó: hiếp dâm người dưới 16 tuổi 08 vụ/08 đối tượng; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 12 vụ/13 đối tượng; dâm ô với người dưới 16 tuổi có 06 vụ/06 đối tượng. Khởi tố về hành vi bạo lực đối với trẻ em có 01/02 đối tượng).

Riêng năm 2017, trẻ em bị xâm hại tăng 04 em so với năm 2016, chỉ mới 6 tháng đầu năm 2019 số trẻ em bị xâm hại đã bằng với cả năm 2018.

Tội phạm xâm hại trẻ em tập trung chính vào hành vi xâm hại tình dục trẻ em 32/41 vụ (chiếm 78.05%); Bạo lực trẻ em 6/41 vụ (chiếm 14.63%); Hành vi khác 3/41 vụ (chiếm 7.32%). Nạn nhân bị xâm hại tập trung vào trẻ em nữ 34/40 em (chiếm 85%), còn lại là trẻ em nam. Độ tuổi trẻ em bị xâm hại dưới 6 tuổi và từ đủ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 4/40 em và 9/40 em (lần lượt chiếm 10% và 22.5%), chiếm tỉ lệ cao nhất là độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi: 27/40 em (chiếm 67.5%). Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là nam giới 48/63 đối tượng(chiếm 76,2%); nữ giới chỉ có 15/63 đối tượng (chiếm 23.8%). Về độ tuổi của đối tượng xâm hại tập trung chủ yếu là người trên 18 tuổi 34/63 đối tượng (chiếm 53.97%) và độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 20/63 đối tượng (chiếm 31.75%), còn lại là dưới 16 tuổi 9/63 đối tượng (chiếm 14.28%). Thành phần đối tượng xâm hại rất đa dạng: CBNVC chiếm tỉ lệ rất nhỏ 01/63 đối tượng (chiếm 1.59%); Nông dân 8/63 đối tượng (chiếm 12.7%); Nghề khác 47/63 đối tượng (chiếm 74.6%); Không nghề 7/63 đối tượng (chiếm 11.11%).[17]

Bộ máy làm cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được củng cố kiện tồn từ tỉnh đến cơ sở trong đó có 05 cơng chức cấp tỉnh; 09 cơng chức cấp huyện; 141 công chức cấp xã và người làm công tác trẻ em cấp xã. Ban điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh do UBND tỉnh thành lập gồm 15 thành viên trong đó có đại diện lãnh đạo các ngành liên quan; nhóm cơng tác liên ngành cấp tỉnh

gồm 09 thành viên. Ở huyện, thị xã, thành phố, Phịng LĐTB&XH bố trí 01 cán bộ chuyên trách LĐTB&XH kiêm thêm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hiện nay 09/09 huyện, thị đã thành lập Ban điều hành Bảo vệ trẻ em và nhóm cơng tác liên ngành. 141 xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban Bảo vệ trẻ em và 1.215 cộng tác viên làm công tác trẻ em thôn, bản, khu phố.

Các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã tiến hành giải ngân nguồn ngân sách nhà nước trong cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em hợp lý, góp phần nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần cho trẻ.

Bảng 2.2. Tình hình bố trí ngân sách địa phương lĩnh vực bảo vệ trẻ em

Triệu đồng

Nội dung 2016 2017 2018 2019 6/2020

Chi lĩnh vực y tế 45.532 51.104 57.067 55.311 64.650

Chi đảm bảo xã hội 23.970 31.130 33.505 34.150 148.695

Chi sự nghiệp bảo vệ trẻ em 1.470 1.030 1.355 1.380 1.695

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống xâm hại trẻ em)

Biểu đồ 2.2.Tình hình bố trí ngân sách địa phương lĩnh vực bảo vệ trẻ em

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2016 2017 2018 2019 6/2020

Nguồn ngân sách được phân bố cho cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tăng qua từng năm với từng lĩnh vực khác nhau:

Ngân sách chi cho lĩnh vực y tế năm 2016 là 45.532 triệu đồng đến năm 2020 là 64.650 triệu đồng, tăng 19.118 triệu đồng (tăng 1.41%). Lĩnh vực bảo đảm xã hội năm 2016 chi 23.970 triệu đồng đến năm 2020 chi 148.695 triệu đồng, tăng 124.527 triệu đồng (tăng 6.2%). Chi ngân sách cho lĩnh vực sự nghiệp bảo vệ trẻ em năm 2016 là 1.470 triệu đồng đến năm 2020 là 1.695 triệu đồng, tăng 225 nghìn đồng (tăng 1.15%).

Có thể thấy, việc đầu tư cho cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tại tỉnh Quảng Trị đã và đang được các cấp quan tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)