Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 51 - 55)

1.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của một số quốc

1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên thế giới

Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hóa trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xá hội, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn. Hiện nay đã có 192 quốc gia tham gia vào Cơng ước Quốc tế về trẻ em, vấn đề trẻ em được cộng đồng quốc tế chung tay phối hợp giải quyết. Điều đó đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tác động mạnh mẽ đến từng con người gia đình và từng trẻ em một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trước hết, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang mang lại cho trẻ em trên toàn thế giới những điều kiện chăm sóc và cơ hội pháp triển tốt hơn. Bên cạnh đó, xu thế này cũng đặt ra những nguy cơ, rủi ro và hiểm họa cho trẻ em.

Vấn đề thực hiện quyền trẻ em ở bất cứ quốc gia nào cũng đều được coi trọng. Các quốc gia đều hướng tới việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật để phát huy cao nhất những ảnh hưởng tích cực của xu thế tồn

cầu hóa đến trẻ em như tạo mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho trẻ. Bên cạnh đó, chủ động phịng ngừa, ngăn chặn hợp lý và hạn chế các tiêu cực đối với trẻ em nhằm mục đích thực hiện tốt nhất các quyền mà trẻ em được hưởng.

Tại Mỹ, tôn trọng quyền con người, quyền tự do cá nhân trong khuôn khổ pháp luật là một trang những nét đặc trưng của xã hội Mỹ. Trẻ em là nhân tố quan trọng nhất trong các thành phần xã hội nên quy định pháp luật liên quan đến quyền của những công dân đặc biệt này càng chặt chẽ hơn. Ví như, trẻ em có quyền riêng tư về thành tích học tập và nhà trường, phụ huynh khơng được cơng khai thành tích học tập của trẻ. Theo đó, các giáo viên chủ nhiệm tại Mỹ sẽ phải sắp xếp thời gian để trao đổi riêng với phụ huynh về các vấn đề của con mình. Cho dù thành tích học tập đó tốt hay xấu, tất cả đều thuộc quyền riêng tư, các trường học của Mỹ và gia đình đều có nghĩa vụ bảo vệ quyền này. Ngồi ra, trẻ em tại Mỹ cịn có các quyền khác như quyền riêng tư về hình ảnh cá nhân, quyền riêng tư về thân thể,… Ở Mỹ, cơ quan bảo vệ trẻ em (Child Protective Services – CPS) là một cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Cơ quan này được pháp luật trao quyền cho nhiệm vụ giám sát và bảo đảm trẻ em có cuộc sống an tồn và khỏe mạnh. Cơng việc của cơ quan này thường là xác minh làm rõ đơn tố cáo về hành vi lạm dụng và bỏ mặc trẻ em. Pháp luật quy định rất chặt chẽ về trình tự, quy định, thủ tục bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp trên nguyên tắc mọi ưu tiên dành cho trẻ em.[9]

Ở một số nước châu Âu như: Nga, Úc, Anh, Đức, Thụy Điển, Ireland… đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khung pháp lý thân thiện với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em và phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phịng tư vấn, điểm cơng tác xã hội và đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp hoạt động tại các điểm dân cư. Thơng thường cứ 2.000 – 3.000 dân có một cán bộ xã hội chuyên nghiệp và 4-5 cộng tác viên và cứ

30.000 – 50.000 dân có một trung tâm cơng tác xã hội. Việc bảo vệ quyền trẻ em được thực hiện chủ yếu bởi các trung tâm công tác xã hội, các cơ sở trợ giúp trẻ em và các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và một phần ủy quyền cho các tổ chức Phi Chính phủ (NGO). Trong đó, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền trẻ em, trong đó vai trị của nhân viên cơng tác xã hội được đề cao; mọi vấn đề liên quan đến trẻ em đều phải có tiếng nói của nhân viên cơng tác xã hội; trong trường hợp tách con ra khỏi cha, mẹ, người chăm sóc hoặc xử lý trẻ em vi phạm pháp luật thì nhân viên cơng tác xã hội thường giữ vai trị quyết định.[6]

Tại Ireland, theo Đạo luật Chăm sóc trẻ em năm 1991, Đạo luật Trẻ em 2001 và Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, Chính phủ Ireland ban hành nhiều chính sách về việc đảm bảo quyền lợi, phúc lợi đặc biệt cho tất cả trẻ em, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và các đạo luật khác. Cơ quan Trẻ em và Gia đình Ireland )Tusla là cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi trẻ em. Cơ quan này bao gồm tổ chức dịch vụ gia đình và trẻ em; hỗ trợ gia đình và ban phúc lợi giáo dục quốc gia với các nhiệm vụ cung cấp các phúc lợi giáo dục, dịch vụ tâm lý cho trẻ em; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em; hỗ trợ cộng đồng, gia đình và địa phương thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em; tìm kiếm phương án chăm sóc thay thế cho trẻ em trong trường hợp cần thiết; bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo lực gia đình, bạo hành, xâm phạm tình dục và giới tính…

Các nước châu Á trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kong, Thái Lan, Singapore, Maylaysia, Philipines… tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi nước mà việc thực hiện quyền trẻ em theo những mơ hình ưu tiên khác nhau. Hầu hết các quốc gia này đều hướng tới việc xây dựng “hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em” có tính đồng bộ; đào tạo đội ngũ cán bộ xã hội

làm việc với trẻ em; duy trì các cơ sở trợ giúp trẻ em và mơ hình gia đình thay thế cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Ở Malaysia, Singapore là hai quốc gia thuộc khối ASEAN đã có những bước đi sớm hơn Việt Nam trong công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Luật Trẻ em và người trẻ tuổi của Singapore năm 1993 (Children and Young Persons Act Chapter 38) có nội dung chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo vệ trẻ em quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi, với 9 nhóm đối tượng cần sự bảo vệ đặc biệt, gồm: (i) trẻ khơng có bố mẹ hoặc người bảo hộ; (ii) trẻ em bị bỏ rơi; (iii) cha, mẹ, người bảo hộ khơng phù hợp, khơng có khả năng chăm sóc, sao nhãng làm cho trẻ em rơi vào tình trạng có những mối quan hệ xấu, đe doạ đến đạo đức hoặc không thể chế ngự được; (iv) trẻ đã bị hoặc có nguy cơ cao bị đối xử tồi tệ; (v) trẻ em cần được khám, điều trị để bảo đảm sức khoẻ hoặc sự phát triển nhưng cha, mẹ hoặc người bảo hộ sao nhãng hoặc từ chối làm những cơng việc đó; (vi) trẻ có hành vi và nhân cách gây nguy hiểm cho bản thân người khác mà cha, mẹ, người bảo hộ không thể hoặc không muốn hoặc thất bại trong việc hỗ trợ trẻ; (vii) trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những mâu thuẫn dai dẳng giữa trẻ và cha, mẹ, người bảo hộ hoặc giữa cha, mẹ hoặc người bảo hộ hoặc những mâu thuẫn, đổ vỡ trong gia đình dẫn đến thương tổn về tình cảm; (viii) trẻ sống trong mơi trường hoặc có liên quan, bị ảnh hưởng bởi người phạm tội hoặc những hành vi phạm tội; (ix) trẻ sống lang thang không nơi ở, không nguồn sống, trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ số, bán hàng rong, đánh bạc, sử dụng các thuốc kích thích.

Luật Trẻ em của Malaysia (Act 611 Child Act 2011) không định nghĩa trẻ em nhưng lại quy định cụ thể độ tuổi của trẻ em khi gửi đến các dịch vụ, trung tâm, trường học. Thí dụ: trẻ em dưới 10 tuổi thì khơng được đưa vào các trường giáo dưỡng; trẻ em dưới 14 tuổi thì khơng được đưa vào trường cách ly hoặc giam giữ trẻ em vi phạm pháp luật.

Luật của Malaysia phân loại các nhóm trẻ em cần được bảo vệ theo các nhóm mức độ gây tổn hại cho trẻ, gồm: (i) Nhóm có nguy cơ cần được chăm sóc bảo vệ, gồm trẻ có nguy cơ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, tình cảm; trẻ bị sao nhãng, khơng được chăm sóc đầy đủ; trẻ khơng nơi nương tựa; trẻ mâu thuẫn với cha mẹ, người bảo hộ và gia đình; trẻ sống trong môi trường phạm tội, môi trường mại dâm; trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ số; (ii) Nhóm trẻ cần được bảo vệ và phục hồi: trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục; trẻ liên quan hoặc sống trong các nhà chứa, trong đó có nhóm trẻ cần được bảo vệ khẩn cấp là những trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ mang thai, sinh con hoang đã được thơng báo và xác nhận; (iii) Nhóm trẻ vượt quá tầm khống chế: trẻ có các hành vi vượt quá tầm khống chế của cha mẹ, người bảo hộ; (iv) Nhóm trẻ em bị bn bán, bắt cóc.[7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)