Kinh phí vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 116 - 125)

Đơn vị : triệu đồng

Quỹ bảo trợ trẻ em địa

phương Từ tổ chức quốc tế

2017 6.867.100 2.250.070

2020 8.430.073 1.657.489

Cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong việc ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơng trình phúc lợi cho trẻ em; từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên thực hiện quyền trẻ em tại cộng đồng; chú ý ưu tiên kinh phí đầu tư chương trình, kế hoạch về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, cơng trình cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.

Khuyến khích xã hội hóa cơng tác thực hiện quyền trẻ em để tăng cường sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của tồn xã hội; phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

Phát triển hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em. Vận động liên ngành, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành, đoàn thể và tổ chức kinh tế - xã hội, đặc biệt với các tổ chức cơng đồn tun truyền và huy động nguồn lực giúp trẻ đỡ trẻ em; vận động thông qua xây dựng dự án, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Phát triển các dịch vụ thực hiện quyền trẻ em tại cộng động, xây dựng nguồn lực, khả năng dựa trên tiềm năng sẵn có của gia đình/ họ hàng và cộng đồng để đảm bảo sự an toàn và an sinh cho trẻ em. Xây dựng các điểm tư vấn pháp luật tại cộng đồng, trường học, bệnh viện về quyền trẻ em ở cấp tỉnh, huyện.

3.2.2.3. Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về quyền trẻ em

Mục đích của thanh tra, kiểm tra, giám sát là phát huy nhân tốc tích cực, phịn ngừa xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật nói chung và các quy định pháp luật liên quan đến quyền trẻ em. Chính vì vậy, hiệu lực,

hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền trẻ em phụ thuộc nhiều vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật. Đồng thời thơng qua hoạt động của mình, cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần tích cực vào việc giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một phương thức bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành pháp luật về quyền trẻ em. Thực hiện tái kiểm tra việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra, khắc phục hậu quả của các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em.

Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án và quy định, chính sách về quyền trẻ em đã ban hành cho phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, tiến hành kiểm tra giám sát riêng về công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, không tiến hành lồng ghép. Bên cạnh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành, cần phải phát huy vai trò giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong công tác giám sát tình hình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực thi pháp luật tại cơ sở của tỉnh.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em hướng tới mục đích nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về quyền trẻ em, tăng cường pháp chế, bảo đảm các cán bộ, công chức của ngành, tổ chức, xã hội và gia đình thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.

Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực làm công tác thực hiện quyền trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh.

Củng cố tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thực hiện quyền trẻ em các cấp, đặc biệt tại cấp xã là một trong những trọng tâm của việc hoàn thiện thể chế về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Củng cố, phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên về pháp luật tại cộng đồng các khu dân cư. Nâng cao năng lực cho đội ngũ người làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em thuộc ngành LĐTB&XH, các bộ, ngành, tổ chức có liên quan nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

Tại cấp xã, huyện, trưởng ban thực hiện pháp luật về quyền trẻ em cần được cấu trúc với sự tham gia của các ban ngành, các tổ chức quần chúng tại địa phương. Chủ tịch hoặc Phó chủ Chủ tịch UBND là Trưởng ban. Phó ban thường trực là cán bộ làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các thành viên của Ban bao gồm Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo viên, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các thành phần khác phù hợp ở địa phương. Ban thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác thực hiện quyền trẻ em. Nhiệm vụ của ban là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức như tham gia xây dựng kế hoạch, cung cấp các dịch vụ, báo cáo kết quả công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em theo hệ thống…

3.2.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành theo hướng quy định trách nhiệm cụ thể trong hoạt động thực hiện pháp luật về quyền trẻ em

Thực hiện quyền trẻ em phải thực hiện được tính chất đa ngành, liên ngành dựa trên những mục tiêu chung vì sự phát triển của trẻ em. Những vấn

đề của trẻ em phải được đặt ra ở tầm những vấn đề kinh tế - xã hội vĩ mơ, vừa có sự phối hợp liên ngành, vừa có sự phân cơng, chun mơn hóa; vừa có sự quản lý thống nhất, tập trung, vừa có phân cấp trách nhiệm và sự quản lý theo ngành và địa phương.

Cần chú ý thực hiện phối hợp liên ngành trên các mặt: tạo dựng những cơ sở vật chất cơ bản, cần thiết giúp cho trẻ em như nhà ở, bệnh viện, trường học, đồ chơi, nơi vui chơi, thư viện, phim ảnh, sách vở, báo chí… và tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu và phát triển. Tổ chức, hướng dẫn nhân dân tham gia vào công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, giúp cho trẻ em có ý thức chủ động, tự giác và hình thành nhu cầu rèn luyện, trau dồi về thể chất, tri thức, đạo đức, thẩm mỹ. Xây dựng mục tiêu vì trẻ em và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, kiểm tra quá trình chỉ đạo của cấp trên, kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện việc thực hiện pháp luật về quyền về trẻ em, hoặc kiểm tra chuyên đề về việc bảo đảm quyền của trẻ em.

Để làm được điều đó trước hết cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, đoàn thể và nhân dân trong bảo vệ quyền của trẻ em; phát động sâu rộng phong trào bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng cơ chế lồng ghép, phối hợp một cách hợp lý và có hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác trẻ em có đủ năng lực thực hiện và tổ chức phối hợp liên ngành. Song song với đó là hồn thiện cơ chế phối hợp liên ngành nhằm phát huy các nguồn lực của tỉnh để chăm sóc, bảo vệ trẻ em phù hợp với thực tế.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị, tiếp cận xu hướng quốc tế và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện quyền trẻ em nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đặc thù này. Luận văn đã đề xuất các giải pháp thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị gồm các nhóm: Tiếp tục củng cố, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về quyền trẻ em và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; tăng cường đầu tư kính phí cho cơng tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tơn trọng và phát huy. Ngày nay, việc đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được sống trong mơi trường an tồn và lành mạnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thân để mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản và làm trịn bổn phận của mình. Quyền trẻ em hiện nay là một vấn đề thời sự chính trị, được thế giới quan tâm trong các chương trình nghị sự tồn cầu cũng như việc cân nhắc cho các nước ra nhập các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.

Trong luận văn, tác giả đã luận giải và làm rõ các khái niệm về trẻ em, quyền trẻ em, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Trên cơ sở tham khảo các cơng trình nghiên cứu về quyền trẻ em, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em hiện nay, tác giả xác định nhiệm vụ của luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị; các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hiệu quả cao cần phải chú ý đến những nội dung như:

- Tăng cường chỉ đạo, chủ trì, phối hợp thực hiện cơng tác thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; vận động nguồn lực và phân bổ ngân sách hợp lý bảo đảm thực hiện pháp luật quyền của trẻ em; bố trí các bộ, viên chức, công chức thực hiện bảo vệ quyền trẻ em.

- Xem xét, cân nhắc những vấn đề liên quan đến trẻ em trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và lồng ghép vào các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em khi thẩm tra các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở từng cấp cơ sở. Luôn đặt yêu cầu về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của ngành, địa phương theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn. Ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh.

- Bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

Điểm mới của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; đề xuất những giải pháp cụ thể trong đó hồn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; tăng cường hợp tác quốc tế; tích cực tuyên truyền; đầu tư, phân bổ kinh phí; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị.

Với việc nghiên cứu nghiêm túc, tác giả hi vọng luận văn sẽ góp phần nâng cao năng lực thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bình, Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em,

NXB. Chính trị quốc gia, 1996.

2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2006), Tài liệu hướng dẫn Triển khai Nghị quyết 65/2005/QĐ-TTG ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010, NXB

Lao động xã hội, Hà Nội.

3. Cẩm nang pháp luật về quyền trẻ em, Bộ Công an, Hà Nội, 2005.

4. Chỉ thị số 13/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về Tổng kết 10 năm

thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991-2000).

5. Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1997.

6. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) (2011), Hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

7. Đặng Hoa Nam (2018), Chuyên đề nghiên cứu: Pháp luật Malaysia và Singapore về dịch vụ bảo vệ trẻ em.

8. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 6, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Quốc Đạt (2018), Trẻ em ở Mỹ được bảo vệ như thế nào? Tại trang

https://vnexpress.net/tre-em-o-my-duoc-bao-ve-the-nao-3764190.html.

10. Quốc hội, Bộ Luật Dân sự 2015

11. Quốc hội, Bộ Luật Hình sự 2017.

12. Quốc hội, Bộ Luật Quốc tịch, 1999.

13. Quốc hội, Hiến pháp 2013.

14. Quốc hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 2004

15. Quốc hội, Luật Trẻ em 2016

16. Sở Lao động, Thương binh & Xã hội (2020), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Quyết định số 535/QĐ-TTg, ngày 14/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ

18. Sở LĐTB&XH, 2020, Báo cáo Kết quả thực hiện Quyết định số

1023/QĐ-TTg ngày 07/06/2016 của TTg về phê duyệt, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.

19. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959.

20. Tuyên bố Gionevo năm 1924

21. UBND tỉnh Quảng Trị (2019), Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật

về phịng, chống xâm hại trẻ em từ ngày 01.01.2015 đến ngày 30.06.2020.

22. UBND tỉnh Quảng Trị (2019), Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật

về phòng, chống xâm hại trẻ em từ ngày 01.01.2015 đến ngày 30.06.2020.

23. UBND tỉnh Quảng Trị (2020), Báo cáo kết quả thực hiện quyền trẻ em

từ 6/2019 – 6/2020.

24. UBND tỉnh Quảng Trị (2020), Báo cáo kết quản CSBVTE giai đoạn 2014-2020.

25. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Việt Nam và các văn kiện

quốc tế về quyền trẻ em, NXB. Chính trị quốc gia, 1997.

26. Website Trợ giúp pháp lý Việt Nam:

http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/phap-luat-va-nguyen-tac-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 116 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)