Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 43)

Để đạt được mục tiêu của quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm tác động, điều khiển và kiểm soát hoạt động kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.

Với mục tiêu tối thượng là thực hiện pháp luật thuế, nghĩa là phải đảm bảo để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế cho Nhà nước thì cơ quan thuế cần tác động vào tất cả những yếu tố điều khiển hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tức là phải làm cho người nộp thuế hiểu nghĩa vụ thuế, hiểu cách tính tốn số thuế phải nộp, thấy được hậu quả của việc không tuân thủ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp cho Nhà nước, kiểm soát tuân thủ thuế. Nội dung quản lý thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý thuế, thường bao gồm các hoạt động cơ bản sau như: tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế; quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế; kiểm tra người nộp thuế; cưỡng chế thuế và quản lý nợ thuế...[7]

Quản lý thuế đối với HKD cá thể là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là người đại diện thực hiện nhằm động viên nguồn thu từ thuế đối với HKD vào NSNN. Quản lý thuế đối với HKD cá thể tuân thủ theo những quy định của pháp luật về thuế và các quy trình quản lý thuế, bằng những phương thức, cách thức tác động vào người nộp thuế theo những mục tiêu ngành thuế đã đặt ra trong từng thời kỳ nhất định. Hoạt động quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vừa tuân thủ những quy trình chung về quản lý thuế, vừa được cụ thể hóa phù hợp với các đặc điểm của người nộp thuế là hộ kinh doanh cá thể.

Những nội dung cơ bản của cơng tác quản lý thuế HKD theo quy trình quản lý thuế của ngành thuế hiện nay bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:

1.2.1. Tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế

Mục tiêu của quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tuân thủ tự nguyện của thuế chứ khơng phải đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan thuế có trách nhiệm tạo ra những điều kiện

23

tốt nhất để đối tượng nộp thuế tự giác, chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình, trong đó có hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế:

- Tuyên truyền pháp luật thuế

Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế được xem là việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức, phương tiện để cung cấp, truyền bá thông tin về pháp luật thuế đến với người nộp thuế nhằm giúp cho họ hiểu rõ được bản chất và ý nghĩa của việc nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế, từ đó nâng cao ý tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Nội dung hoạt động tuyên truyền về thuế có thể bao gồm các vấn đề sau: +Tuyên truyền, giải thích về bản chất, vai trị của thuế, các lợi ích xã hội có được từ việc sử dụng tiền thuế.

+ Tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế.

+ Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế, của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội trong việc cung cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện các luật thuế.

+ Phổ biến các thủ tục về thuế, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế.

+ Tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. Hoạt động tuyên truyền pháp luật thuế là các hoạt động do cơ quan thuế chủ động xây dựng nội dung và cung cấp cho người nộp thuế các mục tiêu, chương trình đã được xác định. Các hình thức tiếp cận người nộp thuế vì vậy bao gồm các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông tin về thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet; hoạt động tuyên truyền về thuế cũng có thể được thực hiện qua các bài phóng sự, phỏng vấn, hỏi đáp, các tiểu phẩm, các “gameshow” với chủ đề thuế… và các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo về thuế…

Hiện nay, trường hợp HKD có u cầu được hướng dẫn tìm hiểu chính sách, pháp luật thuế đối với HKD thì có thể tìm hiểu thơng tin trên Trang thơng tin điện tử của ngành Thuế (http://www.gdt.gov.vn và http://kekhaithue.gdt.gov.vn) hoặc liên hệ

24

với cơ quan thuế (CQT) tại Bộ phận “một cửa”; hoặc gọi điện thoại đến Bộ phận hỗ trợ NNT theo số điện thoại niêm yết tại trụ sở CQT hoặc trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế; hoặc gửi văn bản đến CQT các cấp.

- Hỗ trợ người nộp thuế

Hỗ trợ đối tượng nộp thuế (NNT) là loại dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp, là hoạt động tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp q trình thực thi chính sách, pháp luật về thuế như: giải thích pháp luật, tư vấn và hỗ trợ việc chuẩn bị kê khai, tính thuế và xác định nghĩa vụ thuế…

Hoạt động hỗ trợ người nộp thuế có thể bao gồm các nội dung sau đây: + Hướng dẫn, tư vấn các nội dung về chính sách, chế độ thuế.

+ Hướng dẫn, tư vấn cách lập các mẫu biểu báo cáo về thuế.

+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế như kế toán, cách sử dụng, quản lý hoá đơn, chứng từ...

+ Hướng dẫn và cung cấp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

+ Giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

HKD hiện nay được CQT phát mẫu Tờ khai thuế và Tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách thuế, đồng thời được hướng dẫn khai doanh thu và tính thuế phải nộp của năm tính thuế. HKD nộp thuế khốn có sử dụng hố đơn quyển của CQT được CQT cung cấp mẫu Báo cáo sử dụng hoá đơn áp dụng đối với CNKD theo mẫu quy định và hướng dẫn khai doanh thu, tính thuế phải nộp theo doanh thu phát sinh trên hố đơn. Trường hợp HKD có u cầu khai thuế điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn về khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế.

Tuyên truyền, hỗ trợ NNT là một trong những hoạt động quản lý thuế chủ yếu, có vai trị quan trọng trong việc thay đổi phương thức quản lý và hiện đại hóa cơng tác thuế. Cơng tác tun truyền và hỗ trợ NNT có vai trị hết sức quan trong trong cơng tác quản lý thuế nói chung, cơng tác quản lý thuế đối với HKD cá thể nói riêng. Hoạt động này là kênh chính thống chuyển tải chính sách thuế đến người nộp thuế,

25

từ đó làm thay đổi thái độ và cách cư xử của người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế; là một cách thức, một phương tiện cung ứng và vận hành các dịng thơng tin từ người nộp thuế, cộng đồng xã hội đến Nhà nước, cơ quan quản lý thuế và ngược lại. Thông qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng dân cư.

1.2.2. Quản lý đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế các thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế (theo biểu mẫu quy định). Những thông tin thường bao gồm: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật... Sau khi NNT thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp cho NNT một mã số thuế. Để thu được đầy đủ thuế, một trong những yêu cầu quan trọng là phải quản lý được các đối tượng thuộc diện phải đăng ký thuế.

Đối với HKD hiện nay, việc quản lý đăng ký thuế được thực hiện như sau: - Trường hợp HKD có đăng ký kinh doanh: Đội KK-KTT&TH phối hợp với các ngành trên địa bàn quản lý (phịng Tài chính - Kế hoạch, bộ phận cấp đăng ký kinh doanh, Hội đồng tư vấn thuế) để hướng dẫn HKD làm thủ tục kê khai đăng ký thuế. Sau khi cấp mã số thuế cho HKD, Đội KK-KTT&TH cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý HKD để theo dõi quản lý thuế. Đội KK-KTT&TH chuyển danh sách HKD mới đăng ký thuế cho Đội thuế LXP để thực hiện phân loại quản lý thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế.

- Trường hợp HKD khơng có đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế: Đội thuế LXP có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, cán bộ uỷ nhiệm thu thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các HKD thực tế đang hoạt động (cả hộ có đăng ký kinh doanh chưa đăng ký thuế và hộ không phải đăng ký kinh doanh) để hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo của HKD, lập Danh sách và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của HKD cho Đội KK-KTT&TH để thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lý HKD.

26

1.2.3. Quản lý kê khai thuế

Kê khai thuế là một nghĩa vụ bắt buộc của NNT khi phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế. Kê khai thuế là việc NNT lập hoặc điền vào mẫu các tờ khai thuế hoặc phụ lục tờ khai các thông tin để xác định nghĩa vụ thuế của NNT. Trong cơ chế thông báo thuế, NNT chỉ cần kê khai các thông tin phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế, cịn hoạt động tính tốn số thuế phải nộp do cơ quan thuế thực hiện. Trong cơ chế tự tính thuế, người nộp thuế phải kê khai các thơng tin để xác định nghĩa vụ thuế và phải đồng thời tự xác định số thuế phải nộp trong tờ khai thuế. Liên quan đến nội dung kê khai thuế, pháp luật thuế quy định rõ đối tượng và trường hợp phải kê khai thuế, thời hạn kê khai thuế, nội dung và hồ sơ khai thuế...

Luật Quản lý thuế của Việt Nam quy định nhiều hình thức kê khai thuế khác nhau như: Kê khai tạm nộp, kê khai quyết toán thuế, kê khai thuế theo kỳ (tháng, quý, năm) và kê khai thuế theo lần phát sinh.

Từ năm 2015 đến 2020, HKD trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều nộp thuế chủ yếu theo phương thức nộp thuế khốn (“Phương pháp khốn” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khốn theo quy định.[7]). Mức thuế khoán hằng năm được thực hiện theo sự khảo sát của cơ quan thuế, tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế cấp xã, được lấy ý kiến người dân và công bố công khai để các HKD tự giám sát lẫn nhau.

Đối với HKD, Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật quản lý thuế 2019: “Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế

khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh”.

Mức thuế khốn được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mơ kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.

27

Đội thuế LXP tổ chức phát tờ khai thuế cho các HKD, hướng dẫn kê khai và đôn đốc HKD nộp tờ khai. Trường hợp tại địa bàn có thực hiện UNT thuế thì Đội thuế LXP phát tờ khai cho nhân viên UNT, để nhân viên UNT hướng dẫn và đôn đốc HKD nộp tờ khai thuế khoán. Đội thuế LXP tiếp nhận tờ khai thuế khoán của HKD (hoặc nhân viên UNT) để vào Sổ và phân loại hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu số liệu kê khai với số liệu tính thuế trên Sổ bộ thuế, lập danh sách HKD thay đổi, bổ sung thông tin kê khai thuế để chuyển cho đội KK-KTT&TH để nhập vào cơ sở dữ liệu ngành thuế.

Theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế, quy định phương pháp, căn cứ và cách tính thuế như sau:

1.2.3.1. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Đối với cá nhân nộp thuế khốn thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khốn kinh doanh khơng trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: Cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thơng báo số thuế khốn phải nộp, nếu

28

kinh doanh khơng trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khốn phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.[16]

1.2.3.2. Căn cứ tính thuế

Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế, lệ phí chính mà hộ kinh doanh phải nộp gồm: Lệ phí (thuế) mơn bài; Thuế giá trị gia tăng (GTGT); Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể cịn có thể phải nộp thuế tiêu thị đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khốn là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

- Doanh thu tính thuế

+ Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khốn có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khốn và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh khơng xác định được doanh thu tính thuế khốn hoặc xác định khơng phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khốn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)