Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn TP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 59)

địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh nằm trong khu vực miền Trung- Tây Nguyên với diện tích tự nhiên là 13.125 km2, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nơng, phía Đơng giáp tỉnh Phú n và Khánh Hịa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 73 km. Tỉnh Đắk Lắk gồm có 15 đơn vị hành chính với: 13 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố (có 184 xã, phường và thị trấn); đó là: thành phố Bn Ma Thuột, thị xã Bn Hồ và các huyện Krông Ana, Krông Buk, Krông Păc, Krông Bông, Krông Năng, Lăk, Ea H’leo, Cư M’gar, M’Drak, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư Kuin, Ea Kar (có 02 huyện Bn Đơn, EaSup giáp Campuchia). Giao thông ở Đắk Lắk khá thuận lợi và từng bước đang được hồn thiện hơn, từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đều có các chuyến bay đến sân bay Bn Ma Thuột. Đắk Lắk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, trên các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 14 nối các tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk - Bình Phước, Quốc lộ 26 nối Khánh Hịa – Đắk Lắk. Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Êđê là dân tộc bản địa chính. Trong số 47 dân tộc anh em có mặt trên địa bàn Đắk Lắk, một số dân tộc có số dân lớn đó là: dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số, dân tộc Ê đê chiếm 13,69 %, dân tộc Nùng chiếm 3,9%, dân tộc Mnông chiếm 3,51%, dân tộc Tày chiếm 3,03%, dân tộc Thái chiếm 1,04%, dân tộc Dao chiếm 0,86%; dân di cư tự do chiếm 25% dân số trong toàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh, ngồi các dân tộc thiểu số tại chỗ cịn có số đơng khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đắk Lắk là tỉnh có

43

nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hố riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Trong đó, thành phố Bn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Bn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao 536 m, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 548 km.

Thành phố có địa giới hành chính:

 Phía đơng giáp huyện Krơng Pắc, đơng nam giáp huyện Cư Kuin  Phía tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng

 Phía nam giáp huyện Krơng Ana

 Phía bắc giáp các huyện Cư M'gar và Bn Đơn.

Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đơ thị hóa là 100 km².

Dân số toàn thành phố là 502.170 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Hơn 80% dân số sống tại khu vực nội thành (tức khoảng 415.610 người).

Về kinh tế xã hội: Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nơng sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 35/63 tỉnh thành, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên (sau tỉnh Lâm Đồng). Điều này cho thấy môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh Đắk Lắk khá tốt. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên

44

400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chơm chơm, xồi...[17]

Với vị trí, tình hình dân cư và tình hình kinh tế như trên, TP. Buôn Ma Thuột là trung tâm giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh- quốc phòng của khu vực Tây Nguyên, và đây cũng chính là nơi thu hút các hoạt động kinh doanh mua bán của Khu vực Tây Nguyên cũng như của tỉnh. Các đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác quản lý thuế đối với HKD cá thể nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý

Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 270/QĐ-BTC ngày 20/01/2004 của Bộ Tài chính. Với chức năng, nhiệm vụ là tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột và thực hiện theo các quy định ngành thuế của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức, với phương thức vừa làm vừa đào tạo vừa phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ và chiến lược lâu dài. Cùng với đào tạo chun mơn, tồn bộ số cán bộ được bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước và học tập lý luận chính trị trình độ trung cấp và cao cấp; được tham gia học tập bồi dưỡng, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, nghiệp vụ thanh tra viên, kế tốn cơ bản,… Vì thế đội ngũ cơng chức thuế tại Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột đã ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột quản lý về mặt hành chính và chịu sự quản lý chuyên môn của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk và của Tổng cục Thuế Nhà nước.

45

Ngày 14/01/2019, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 110/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thành phố Bn Ma Thuột thuộc trường hợp có số thu trên 1.000 tỷ đồng/năm (khơng kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5.000 doanh nghiệp.

Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột trực thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng, 03 đồng chí Phó Chi cục trưởng và 16 đội thuế trực thuộc Chi cục Thuế. Ngày 13/5/2019, Cục Thuế tỉnh ban hành Quyết định số 1236/QĐ-CT về việc Phê duyệt cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột trực thuộc Cục Thuế gồm các đội sau: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn - Pháp chế; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội Kiểm tra thuế số 1; Kiểm tra thuế số 2; Đội Kiểm tra thuế số 3; Đội thuế LXP số 1 gồm Tân Tiến, Thống Nhất và Chợ Buôn Ma Thuột; Đội thuế LXP số 2 (Đội thuế Phía Nam) gồm: Hịa Khánh, Hòa Phú, Hòa Xuân, Khánh Xuân, EaKao và EaTam; Đội thuế LXP số 3 (Đội thuế Phía Đơng) gồm: Hịa Thuận, EaTu, Hịa Thắng, Tân Hịa, Tân Lập và Tân An;Đội thuế LXP số 4 gồm: Thành Công, Thành Nhất, CưeBur; Đội thuế liên phường Tân Thành – Tự An; Đội thuế liên phường Thắng Lợi – Tân Lợi; thực hiện quản lý về thuế tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, cụ thể như sau:

- Chi cục trưởng:

Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột.

- Phó Chi cục trưởng:

Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Chi cục trưởng phân công phụ trách.

46

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, quản lý khai thuế, xử lý các hồ sơ hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, tính thuế và thơng báo thuế, nộp thuế, hồn trả tiền thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành cho công chức thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.

- Đội Kiểm tra thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; thực hiện dự toán thu thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế:

Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho công chức thuế trong Chi cục Thuế; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao của Chi cục Thuế.

- Đội Kiểm tra nội bộ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác kiểm tra việc tn thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, cơng chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế) thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; tiếp nhận và chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ của công chức, viên chức thuế.

47

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp (thuế tài sản), phí, lệ phí và các khoản thu khác (bao gồm thuế thu nhập cá nhân của cá nhân hành nghề tự do, các khoản thu về đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; khơng tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp(gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Quản lý thuế xã, phường/LXP:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...); Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý.[13]

Liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn gồm các đội thuế sau: Đội KK – KKT & TH; đội TH-NV-DT-PC; đội kiểm tra nội bộ; đội thuế LXP; đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Ngồi ra, có sự tham gia của UBND các cấp, cơng an, UNT…

Hiện tại cán bộ Chi cục Thuế thành phố Bn Ma Thuột nói chung và cán bộ tại các Đội thuế LXP nói riêng cịn thiếu cho nên một cán bộ phải quản lý nhiều hộ

48

kinh doanh. Tính bình qn tại thời điểm tháng 12 năm 2020 có 23 cán bộ với số lượng HKD phải quản lý gần 11.000 hộ, trung bình mỗi cán bộ quản lý gần 478 HKD và ngồi ra cịn phải quản lý các sắc thuế khác trên địa bàn như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, xây dựng cơ bản tư nhân, cho thuê tài sản nên việc kiểm soát nhiều khi chưa sát sao và hiệu quả.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột

(Nguồn: Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột, 2019)

2.1.3. Đặc điểm của hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trên địa bàn, có địa điểm kinh doanh cố định ở một nơi nào đó với số lượng HKD lớn hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất, vận tải, ăn uống, giải khát, dịch vụ, thương mại.

Ngoài đặc điểm chung của HKD cá thể như: Quy mô nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế, quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm; ý thức

Chi cục trưởng Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học Đội Kiểm tra nội bộ Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ Đội Trước bạ và Thu khác Đội Kiểm tra thuế số 1, 2, 3 06 Đội Quản lý thuế liên xã, phườn g Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng

49

cũng có nhiều diễn biến phức tạp, thường xuyên có biến động (phát sinh mới, ngừng, nghỉ kinh doanh, thay đổi địa điểm, thay đổi quy mô, ngành nghề…). Những đối tượng quản lý cũng có những biến động qua các năm. Cụ thể, như sau:

Chi cục Thuế thành phố quản lý trên tám nghìn HKD thuộc diện nộp thuế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)