Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 50)

1.3.1. Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách và cơ quan quản lý thuế

1.3.1.1. Chính sách thuế

Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của HKD, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2015-2016, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngày 15/06/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. Với việc ban hành chính sách thuế trên đã thay đổi căn bản về

36

chính sách thuế đối với HKD có hoạt động kinh doanh: giải quyết được những bất cập trước đây như cách tính thuế phức tạp, việc cơng khai thơng tin cịn hạn chế, vai trò giám sát, kiểm tra của các cấp chính quyền ở địa phương và của người dân chưa được tạo điều kiện thực hiện…

Sau gần 5 năm tính từ thời điểm ban hành cho đến nay, do sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh doanh cũng như trong quá trình áp dụng thực hiện vào thực tiễn đã bộc lộ khơng ít vướng mắc cũng như nhiều quy định của pháp luật về thuế cho HKD chưa thực sự chi tiết dẫn đến tình trạng cịn nhiều lỗ hổng trong cơng tác quản lý thu thuế đối với HKD hiện nay.

Hiện nay, sự thay đổi cơ chế quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp là một bước ngoặt thể hiện xu hướng mới tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, sự đổi mới này khơng đảm bảo rằng cơng tác quản lý thuế có thể đạt được hiệu quả nếu như khơng có các biện pháp quản lý thuế đối với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế. Mục tiêu quản lý thuế đạt được khi có sự đổi mới hồn tồn về quan điểm, chiến lược và biện pháp quản lý thuế thích hợp đó là coi đối tượng nộp thuế là khách hàng và cơ quan thuế là người cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ.

1.3.1.2. Quy trình quản lý thuế của ngành thuế

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể, Tổng cục Thuế đã ban hành các quy trình quản lý thuế đối với các HKD cá thể cho phù hợp với sự thay đổi của chính sách thuế theo từng giai đoạn. Thực tế hiện nay đang áp dụng quy trình quản thu thuế đối với các HKD ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, thực hiện theo quy trình này có nhiều điểm cải tiến so với quy trình trước đây nhằm từng bước đưa quản lý HKD cá thể hướng tới văn minh, hiện đại ngang tầm với trình độ quản lý thuế của các nước tiên tiến trong khu vực, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho HKD trong việc thực hiện các quy định về chính sách thuế, vừa nâng cao ý thức tự giác của HKD, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bộ phận quản lý và từng cán bộ thuế từ khâu đăng ký thuế đến, kê khai thuế, thu nộp tiền thuế vào NSNN, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.

37

Quy trình quản lý thuế đối với HKD nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc quản lý thuế đối với HKD; đảm bảo công khai, minh bạch trong q trình quản lý, lập bộ, tính thuế theo đúng các quy định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Quy trình này áp dụng đối với việc tổ chức quản lý thuế HKD ở cấp Chi cục Thuế. Phạm vi các công việc quy định trong quy trình này bao gồm: quản lý danh bạ HKD; phân loại HKD; quản lý thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khốn (tính thuế, lập Sổ thuế, cơng khai thuế, phát thông báo thuế, tổ chức thu nộp thuế), xét miễn, giảm thuế cho các HKD theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

1.3.1.3. Tổ chức bộ máy cơ quan thuế

Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung nhằm chun mơn hố, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, đội thuế, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các cấp từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy hợp lý sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả cơng tác thu thuế.

1.3.1.4. Trình độ, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công tác của đội ngũ cán bộ thuế

Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến việc thành công hay thất bại của công tác quản lý thu thuế. Những người trực tiếp thực thi cơng vụ về thuế, trình độ và kỹ năng, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Để đáp ứng u cầu hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế, ngành thuế thường xuyên tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thơng tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, chú trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn

38

cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Triển khai các chương trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các doanh nghiệp về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của người nộp thuế, liên quan đến lĩnh vực kê khai, tính thuế, nộp thuế. Xây dựng phương án bố trí lại hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thuế. Trên cơ sở rà sốt, bố trí lại lực lượng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế.

Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm đáp ứng u cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng cơng nghệ thơng tin; cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn người nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các người nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế. Trong mơi trường làm việc năng động, hiện đại, tính chun nghiệp là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định sự thành công của một tổ chức hay sự thành đạt của mỗi cá nhân. Do đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành thuế, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Để nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế và thực hiện nghiệm các quy định của ngành, Tổng cục Thuế đã ban hành Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam hướng tới 4 giá trị cốt lõi "Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm Chính - Đổi mới". Đây là sự cam kết về trách nhiệm của ngành Thuế trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời thể hiện quyết tâm của tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức thuế nhằm thực hiện công khai, minh bạch, đổi mới trong công tác quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế theo mục tiêu của Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2012 - 2020. Theo đó, đã xác định rõ tính chun nghiệp đối với cán bộ, cơng

39

chức thuế là phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo, luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế.

Công chức thuế là người đại diện cho nhà nước, thực hiện các quy định pháp luật nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN. Đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân về chính sách thuế, góp phần xây dựng chính sách pháp luật thuế cho phù hợp với thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ, địi hỏi cơng chức thuế khơng những phải thành thạo chun mơn, tinh thơng nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải đề cao tính chun nghiệp trong q trình thực thi cơng vụ. Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong thực tế đã phát sinh nhiều yếu tố tiêu cực, vi phạm đạo đức lối sống trong một số cơng chức thuế đã làm suy giảm lịng tin của người nộp thuế, ảnh hưởng đến chuẩn mực và sự phát triển của ngành thuế.

Để xây dựng đội ngũ công chức thuế “vừa hồng vừa chuyên”, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1036/QĐ-TCT ngày 11/6/2014 quy định 10 Điều kỷ luật đối với cơng chức, viên chức ngành thuế; cùng với đó là quy định tiêu chuẩn văn hóa cơng sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế, quy định những tiên chuẩn cần “Xây” và những điều cần “Chống”, với mục đích là đạt được các giá trị "Minh bạch

- Chuyên nghiệp - Liêm Chính - Đổi mới" như Tuyên ngôn ngành Thuế. Do vậy mỗi

cán bộ cơng chức cần phải có ý thức, coi trọng và thực sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, tạo dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

1.3.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thuế

Cơ sở vật chất là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác quản lý thuế địi hỏi phải đầy đủ theo hướng hiện đại. Một mặt, để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Mặt khác, để phục vụ người nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hà khơng đáng có. Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống trang bị các phương tiện công nghệ thông tin trong cơ quan thuế. Thông qua việc ứng dụng công nghệ tin sẽ giảm thiểu rất nhiều thời gian, công

40

sức của cán bộ thuế cũng như của người nộp thuế. Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý thuế được chính xác tình trạng hoạt động cũng như thu thập thông tin của người nộp thuế thơng qua trao đổi, đối chiếu, nâng cao tính chính xác của cơng tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê. Tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ thông tin sẽ phát huy ưu điểm tuyệt đối khi ứng dụng trong thanh toán bắt buộc thơng qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, tạo điều kiện cho việc quản lý thuế chặt chẽ, công bằng. Thực tế về trang bị các thiết bị công nghệ thông tin của ngành thuế là tương đối hiện đại, Chi cục Thuế đã trang bị máy vi tính đến 100% cán bộ để thực hiện nhiệm vụ, tất cả cán bộ đội thuế có thể khai thác trực tiếp các ứng dụng quản lý của ngành thuế, giúp cho việc giải quyết công việc được thuận lợi và hiệu quả hơn.

1.3.2. Nhân tố thuộc về bản thân hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể với những đặc điểm đặc trưng của mình cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế.

Hộ kinh doanh cá thể quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, không tập trung, nhỏ lẻ nên địi hỏi trong cơng tác quản lý thuế phải theo dõi thường xuyên và bám sát địa bàn. Tuy nhiên, số lượng HKD lớn trong khi lực lượng cán bộ thuế mỏng, đây là thách thức lớn đối với công tác quản lý.

Sự hiểu biết pháp luật thuế, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của HKD cá thể cịn thấp địi hỏi cơng tác tun truyền hỗ trợ cùng như các hoạt động khác phải thực hiện sát sao.

Cần tuyên truyền kịp thời các chính sách thuế mới liên quan đến HKD cá thể để HKD cá thể nắm được các quy định của Nhà nước, từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, từng bước chủ động trong việc tự kê khai thuế, tự chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế, tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, trật tự, kỷ cương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu ngân sách. Bên cạnh đó cũng có một số người nộp thuế cịn có các hạn chế đó là: chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành các quy định của Luật Quản lý thuế, do vậy chưa thực

41

sự tự giác kê khai và nộp thuế đầy đủ, kịp thời. Việc chấp hành các quy định về kê khai thuế nhiều trường hợp cịn chậm trễ, khơng đúng thời gian quy định, có biểu hiện đối phó, tìm mọi cách để ẩn lậu thuế, dây dưa chậm nộp, chiếm dụng tiền thuế, thiếu tính tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Nguyên nhân của các hạn chế khuyết điểm là do ý thức chấp hành Luật quản lý thuế chưa cao, cùng với sự phát triển nhanh của hộ KD cá thể và mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cá nhân theo phương thức “Cha truyền con nối”, hoặc tự học, tự tích luỹ kinh nghiệm nên hiểu biết cịn hạn chế về chính sách pháp luật về thuế, nhận thức pháp luật về thuế chưa đầy đủ, do vậy không chấp hành đúng các quy định của Luật Quản lý thuế, phản ảnh doanh thu, chi phí thiếu chính xác với động cơ ẩn lậu thuế, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.

1.3.3. Các nhân tố khác

Kết quả công tác quản lý thuế còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan khác như biến động của chu kỳ kinh doanh, thiên tai dịch bệnh, sự phối hợp với các đồn thể và cơ quan có liên quan …

Năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của thành phố Bn Ma Thuột nói riêng. Nhiều HKD trên địa bàn gặp khó khăn, hoạt động cầm chừng, làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, dẫn đến khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN.

Bên cạnh đó một số hộ kinh doanh nộp thuế khốn có doanh thu sụt giảm, nhiều hộ đã xin tạm nghỉ kinh doanh trong thời gian dài, thậm chí một số hộ đã bỏ kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến cơng tác thu NSNN năm 2020.

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)