Kinh nghiệm huy động tiền gửi tại các chi nhánh ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

hội và bài học rút ra cho chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Chính sách xã hội Bà Rịa Vũng Tàu

Một trong những giải pháp huy động vốn và đảm bảo nguồn vốn cho vay đúng đối tượng của NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới Tổ TK&VV ở khắp các địa bàn thôn, ấp, khu phố trong tỉnh.

Đến nay, NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã phối hợp với các hội, đoàn thể và chính quyền cơ sở thành lập được 1.661 Tổ TK&VV tại 575 thơn, ấp, khu phố. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao doanh số huy động tiền gửi. Nhờ vậy, đến 31/12/2020, số dư tiền gửi huy động đạt 155 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch được giao. Trong đó, riêng số dư tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trong dân cư là 58 tỷ đồng; huy động tiền gửi qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn là 97 tỷ đồng.

Từ các số liệu trên cho thấy, huy động tiền gửi từ các thành viên Tổ TK&VV là một hoạt động tích cực trong cơng tác huy động vốn của NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thông qua việc gửi tiết kiệm, các thành viên Tổ TK&VV từng bước hình thành thói quen tiết kiệm chi tiêu, có vốn tích lũy để trang trải trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn đột xuất, đồng thời có sẵn một phần nguồn tiền để trả nợ vay khi đến hạn.

Nhiều hộ gia đình trên địa bàn gặp khó khăn đột xuất nên được Tổ TK&VV bình xét đề nghị NHCSXH huyện Xuyên Mộc cho vay vốn để sản xuất kinh doanh. Và nhờ sử dụng vốn có hiệu quả, các hộ đã trả hết nợ vay, khơng những vậy các hộ cịn là thành viên tích cực trong việc gửi tiết kiệm. Nhiều ý kiến cho rằng: “Mặc dù lãi suất tiền gửi tại các NHTM cao hơn, nhưng họ vẫn trích một số tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại NHCSXH. Bởi, đây là nơi đã giúp cho gia đình họ vượt qua khó khăn nhờ đồng vốn nghĩa tình này”.

Đạt được những thành công trong việc huy động, nguyên nhân là do NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xác định tổ trưởng Tổ TK&VV là một “mắt xích” quan trọng trong việc tiếp nhận tiền gửi, tiền lãi trả nợ vay của các thành viên trong tổ và quản lý vốn cho vay của NHCSXH. Để tăng cường nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp để mở tài khoản tiền gửi, huy động các nguồn vốn có tính chất an sinh xã hội và từ thiện, từ các thành viên Tổ TK&VV, tiền gửi dân cư ở các Điểm giao dịch để gửi tại NHCSXH. Bên cạnh đó, duy trì tỷ lệ sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, tiếp tục duy trì, giảm nợ quá hạn, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn.

1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam

Là thực hiện huy động bổ sung nguồn vốn có hiệu quả ngay từ những ngày đầu mới triển khai hoạt động. Có thể nói NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao công tác huy động bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH trong cùng hệ thống học hỏi và nhân rộng cách làm. Nguồn vốn huy động bổ sung của NHCSXH tỉnh Quảng Nam bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền

gửi có kỳ hạn, tiền gửi và các hình thức như phát hành các giấy tờ có giá... Các loại tiền gửi này có thể được hưởng lãi hoặc không và ngân hàng phải hoàn trả khi khách hàng yêu cầu. Đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng hoạt động cho vay và các dịch vụ khác mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Là một Ngân hàng thuộc sự quản lý của Nhà nước: Đây là một ưu thế tâm lý bởi khách hàng rất tin tưởng vào các Ngân hàng quốc doanh, khi gửi vào họ không sợ bị mất nhất là sau khi hàng loạt các trung tâm tín dụng đổ vỡ. Là một Ngân hàng có uy tín, có địa điểm vị trí hoạt động thuận lợi địa bàn hoạt động ngay tại nơi đông dân cư có đời sống cao.

Về cơng nghệ NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã đưa vào sử dụng hệ thống máy vi tính cập nhật thơng tin hàng ngày. Về năng lực đội ngũ cán bộ làm việc tại NHCSXH tỉnh Quảng Nam hầu hết là những cán bộ năng lực có trình độ có chun mơn, nhiệt tình trong cơng việc, tận tuỵ với khách hàng.

Như vậy để phát huy được những thuận lợi trên nhằm thu hút tối đa lượng tiền gửi, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh tế trên địa bàn, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam ln quan tâm đến trình độ cán bộ nhân viên, đặc biệt là đối với các nhân viên giao dịch có quan hệ trực tiếp với khách hàng gửi tiền bởi với sự thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhạy trong công tác, thái độ phong cách giao tiếp cư xử và văn hố, lịch sự văn minh, ưa nhìn. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho trụ sở giao dịch. Việc nâng cấp, tân trang các phòng tiếp khách, điểm giao dịch sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, tin tưởng hơn. Thực hiện nhiều hình thức huy động đa dạng phong phú hấp dẫn khách hàng như nhận tiền gửi của cá nhân, tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức các đợt phát hành kỳ trái phiếu bằng nội tệ, ngoại tệ... Có thể nói cho đến nay, trong phần lớn bộ phận dân cư hiểu biết đầy đủ về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam nên có lợi thế để huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ kinh nghiệm huy động vốn tại các NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và NHCSXH tỉnh Quảng Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Thứ nhất, cần tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư trong việc huy động vốn của ngân hàng. Tranh thủ sự chỉ đạo, tạo điều kiện và vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai huy động tiền gửi tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, nhất là tại những địa bàn có tiềm năng huy động vốn cao.

Thứ hai, nêu gương sáng những cá nhân (những hộ đã từng vay vốn chính sách) điển hình khơng chỉ tiên phong thực hiện gửi tiền tiết kiệm tại chỗ, mà còn vận động người thân, họ hàng cùng tham gia và nhận được sự hưởng ứng đông đảo.

Thứ ba, xác định tổ trưởng Tổ TK&VV là một “mắt xích” quan trọng trong việc tiếp nhận tiền gửi, tiền lãi trả nợ vay của các thành viên trong tổ và quản lý vốn cho vay của NHCSXH. Để tăng cường nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thứ tư, phối hợp với các ngành, các cấp để mở tài khoản tiền gửi, huy động các nguồn vốn có tính chất an sinh xã hội và từ thiện, từ các thành viên Tổ TK&VV, tiền gửi dân cư ở các Điểm giao dịch để gửi tại NHCSXH.

Thứ năm, quy trình thủ tục đơn giản, thuận tiện tạo tâm lý thoải mái khi gửi tiền tiết kiệm. Cần nâng cao nhận thức, mặc dù lãi suất tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại cao hơn, nhưng người dân vẫn trích một số tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Thứ sáu, tập huấn, đào tạo cho nhân viên một cách bài bản, kỹ càng và thường xuyên để đảm bảo nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, nắm rõ kiến thức để tư vấn cho khách hàng và giải đáp các thắc mắc một cách rõ ràng hợp lý.

Thứ bảy, cần tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hố các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ chọn ngân hàng là nơi gửi tiền và giao dịch. Khi người dân được tuyên truyền, giải thích để hiểu rõ được vai trị của tiết kiệm và có khả năng tiếp cận các sản phẩm tiết kiệm thì họ sẽ chủ động tiết kiệm nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Thứ tám, tăng cường năng lực về công nghệ, nguồn lực nhân tài để phục vụ tốt cho mọi hoạt động của ngân hàng. Và đây là một trong những yếu tố chính quyết định khả năng mở rộng huy động vốn của các ngân hàng.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống lại các cơ sở lý luận cơ bản về NHCSXH Việt Nam, khái niệm huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi của tổ tiết kiệm và vay vốn nói riêng; các nghiệp vụ và hình thức huy động vốn tiền gửi; vai trò ý nghĩa của hoạt động huy động tiền gửi; đồng thời phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến huy động vốn tại chi nhánh NHCSXH. Bài học kinh nghiệm về huy động tiền gửi tại NHCSXH của một số tỉnh trong nước để từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được trình bày ở chương 2.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)