Đánh giá chung về công tác huy động tiền gửi qua tổ Tiết kiệm và vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 75)

tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

* Kết quả đạt đƣợc

Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng qua 3 năm 2018-2020 cho thấy, nguồn vốn để cho vay chính tại chi nhánh vẫn là nguồn vốn cân đối từ trung ương (luôn chiếm trên 80%), một phần nguồn vốn Ngân sách tỉnh chuyển sang. Đặc biệt trong những năm qua, chi nhánh đẩy mạnh công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân, dân cư và tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nhờ có nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã cải thiện về cuộc sống của người dân nghèo trên địa bàn.

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại điểm giao dịch xã đã khai thác được lợi thế về mạng lưới hoạt động của NHCSXH, với 152 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động này đã khơi dậy nhu cầu của các tầng lớp dân cư khác trong cộng đồng về mong muốn gửi tiền ngay gần nhà thay vì phải đến trụ sở của các ngân hàng thương mại.

Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018- 2020 đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng các nguồn vốn huy động gồm nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương; nguồn nhận tiền gửi có trả lãi, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ NHCSXH trung ương.

Hoạt động gửi tiền tiết kiệm nhất là kênh huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV và huy động tại điểm giao dịch cấp xã vừa huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, tạo thu nhập cho người gửi tiền vừa giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn cho

vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Họat động huy động tiết kiệm của NHCSXH đã nhận được sự hưởng ứng, tự nguyện tham gia của đơng đảo người nghèo vì sự phát triển của chính mình và cộng đồng; đồng thời, kết quả trên cũng phản ánh sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ NHCSXH, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và cán bộ Tổ TK&VV. Nguồn tiền tiết kiệm của người nghèo đã góp phần nâng mức đầu tư cho vay, giúp người vay chủ động hơn trong việc trả nợ NH, hạn chế một phần rủi ro tín dụng.

NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chú trọng thực hiện cơng tác kiểm tra kiểm tốn nội bộ một cách thường xuyên, đảm bảo công khai, dân chủ trong q trình thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi, đồng thời phát hiện, phòng ngừa và chấn chỉnh xử lý đối với các tồn tại phát sinh trong quá trình hoạt động.

* Nguyên nhân đạt đƣợc những kết quả

Thứ nhất, đa dạng hoá các phương thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, NHCSXH có mạng lưới rộng từ cấp trung ương đến cấp huyện, có điểm giao dịch đến cấp xã, thuận tiện trong đi lại, giao dịch, thủ tục gửi tiền nhanh chóng và mẫu biểu đơn giản. Lý do gửi tiết kiệm được số đông khách hàng lựa chọn NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước; có uy tín cao và có hoạt động an sinh xã hội rất hiệu quả tại địa phương. Gửi tiền vào NHCSXH an toàn và hiệu quả hơn các kênh đầu tư khác.

Thứ ba, tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn thơng qua làm cơng tác thanh tốn sao cho nhanh chóng và thuận lợi chu đáo. Đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức.

Thứ tư, phân công người theo dõi quản lý đơn vị nguồn vốn để nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, xem tình hình hoạt động của doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để đưa ra giải pháp phục vụ một cách tốt nhất.

Thứ năm, thường xuyên theo dõi, phân tích nhằm nắm bắt tình hình biến động lãi suất cũng như dự báo biến động nguồn vốn trên thị trường, nhằm có kế hoạch cụ thể điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho phù hợp.

Thứ sáu, chi nhánh NHCSXH Thừa Thiên Huế đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương để huy động từ ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn không phải trả lãi.

Thứ bảy, các hình thức tuyên truyền về tiền gửi đến khách hàng được lựa chọn nhiều nhất là qua sinh hoạt tổ, hội và qua chính quyền địa phương. Đây là những kênh rất thuận lợi, phù hợp đối với các huyện dựa trên uy tín của Chính quyền và tổ trưởng cũng như Hội đồn thể, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, xa trung tâm thành phố vì phần lớn người dân vẫn rất tin tưởng Chính quyền và tổ trưởng và họ sẵn sàng chọn NHCSXH để gửi tiền nếu như được tư vấn, giới thiệu từ các kênh này.

2.3.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân

* Hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi và những thành tích đã đạt được thì trong q trình hoạt động chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế còn gặp phải những vấn đề còn tồn đọng cần phải tháo gỡ:

Thứ nhất, Sản phẩm huy động vốn còn chưa đa dạng. Sản phẩm huy động vốn của NHCSXH chỉ bó gọn trong sản phẩm tiết kiệm gửi một lần rút gốc một lần. NHCSXH khơng có các hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, gốc lãi linh hoạt hay gửi tiền 1 nơi rút nhiều nơi như đối với các ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó, quy mơ hoạt động của chi nhánh còn nhiều bất cập trong công tác giao dịch đối khách hàng, nguyên nhân một phần là do điều kiện tự nhiên và sự phát triển không đồng đều.

Thứ hai, Cơ cấu nguồn vốn huy động bổ sung chưa hợp lý, thiếu tính ổn định Như chúng ta đã biết, cơ cấu vốn hiện tại của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế phụ thuộc chủ yếu vào NSNN. Trong khi đó việc bố trí vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân sách Nhà nước cịn có khoảng cách lớn giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh xã hội do Nhà nước giao cho

NHCSXH thực hiện với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm, gây bị động cho NHCSXH. Tỷ trọng huy động vốn từ tổ TK&VV còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng huy động vốn.

Thứ ba, việc lồng ghép giữa chương trình tín dụng chính sách với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phương pháp sản xuất làm ăn mới của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức CT-XH chưa thực sự đồng bộ dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Thứ tư, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác của một số nơi chưa đồng đều, công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn huy động và vốn sử dụng chưa thật sự nghiêm ngặt đang cịn lỏng l o trong q trình huy động và sử dụng vốn. Chiến lược xây dựng nguồn vốn huy động hiệu quả mang lại cho ngân hàng cịn chưa cao. Chưa làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của người vay dẫn đến vẫn cịn hiện tượng nể nang bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, hoạt động của các Tổ TK&VV chưa đúng quy định, cá biệt vẫn còn hiện tượng xâm tiêu, vay ké.

Thứ năm, chất lượng phục vụ còn thấp. Mặc dù mạng lưới hoạt động trải đều trên phạm vi toàn tỉnh và là NH duy nhất tổ chức các điểm giao dịch tại trụ sở UBND cấp xã, nhưng cán bộ thiếu, chưa được tiếp cận, làm quen với công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại nên chưa tận dụng được lợi thế này để huy động vốn từ dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa. Mặt khác, chưa mở rộng thực hiện được các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, công nghệ ngân hàng chậm được đổi mới, thiếu tính đồng bộ.

Thứ sáu, thiếu sự kết hợp hài hòa giữa huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV theo địa bàn thơn, xóm, liền canh, liền cư để thuận lợi cho việc giúp đỡ nhau, quản lý tiền gửi và trả nợ, trả lãi ngân hàng với việc huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV theo các tổ chức Hội đoàn thể nhằm thuận lợi cho việc sinh hoạt.

Ở một số nơi, Tổ TK&VV do tổ chức hội lập ra chỉ gồm hội viên của hội trên quy mơ địa bàn rộng rất khó quản lý nguồn tiền gửi và tổ không tiếp nhận các

tổ viên ngồi hội đó, mặc dù các tổ viên nằm cùng thơn, xóm đó. Ngược lại, có nơi chỉ thành lập các tổ hỗn hợp, không chú ý đến nguyện vọng chính đáng của các hội là thành lập các tổ theo hội trên cùng một địa bàn thơn, xóm để vừa đảm bảo quản lý tốt tín dụng chính sách, vừa tạo điều kiện cho các hội viên thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án và các sinh hoạt của hội với hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV.

Thứ bảy, công tác tuyên tuyền, vận động, đôn đốc, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động tiền gửi của Tổ TK&VV còn hạn chế dẫn đến nhiều tổ viên chưa nhận thức được gửi tiền tiết kiệm và trả nợ, trả lãi từ tiền gửi tiết kiệm theo đúng quy định, không thường xuyên tham gia sinh hoạt gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV định kỳ.

* Nguyên nhân của các hạn chế tồn tại

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đi vào phân tích tìm hiểu các nguyên nhân để tìm ra các giải pháp khắc phục. Có những hạn chế do nguyên nhân khách quan cũng có những hạn chế do nguyên nhân chủ quan hoặc cả hai.

- Nguyên nhân khách quan

NHCSXH là ngân hàng chính sách hoạt động theo cơ chế chính sách được chính phủ ban hành, điều đó dẫn đến nhiều quy chế hoạt động của NHCSXH không theo kịp những thay đổi thực tế.

Nguyên nhân nữa gây ra những khó khăn trong cơng tác huy động của Ngân hàng là sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, các cơng ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… càng trở nên gay gắt. Ngoài ra trong xu thế hội nhập Ngân hàng còn phải cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi với tiềm lực tài chính và cơng nghệ hiện đại.

Một số đơn vị chưa quan tâm đến huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV. Huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV là một kênh huy động quan trọng vì khơng chỉ tạo nguồn vốn cho NHCSXH mà còn là lá chắn rủi ro, tăng khả năng trả nợ cho khách hàng khi đến hạn. Tuy nhiên, một số đơn vị chỉ chú trọng đẩy mạnh công tác cho vay, chưa quan tâm đến hoạt động huy động tiết kiệm của các thành viên của tổ.

Đặc điểm là mức gửi còn quá thấp, tỷ lệ tổ viên gửi tiết kiệm chưa cao.

Do tác động từ cơ chế, theo quy định NHCSXH chỉ được thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn khơng phải trả lãi, nguồn vốn có lãi suất thấp. Hơn nữa, lãi suất huy động tối đa chỉ bằng lãi suất huy động của Ngân hàng thương mại trên địa bàn và khơng có chế độ khuyến mại khách hàng… Điều này làm cho việc huy động vốn của ngân hàng bị động. Có những thời điểm nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng cao, tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trái phiếu của các tổ chức kinh tế lớn đang dồi dào nhưng lại không thể huy động (do chưa dùng hết vốn ưu đãi, do vượt định mức tồn quỹ theo quy định). Khi cần huy động thì lại khơng thể huy động được nữa do nguồn tiền nhàn rỗi đã hết.

Cơ chế hỗ trợ tín dụng chưa được bổ sung, hồn thiện để thống nhất áp dụng chung cho các chương trình, dẫn đến việc quản lý, phân bổ vốn bị chồng chéo, trùng lắp, phân tán, làm giảm hiệu qủa của các chính sách. Một hộ được vay vốn của nhiều chương trình với cơ chế ưu đãi khác nhau, dẫn đến dư nợ lớn, khó khăn cho việc trả nợ của các hộ vay. Đồng thời, tạo áp lực cho ngân hàng về một khối lượng vốn lớn cần huy động để giải ngân cho các đối tượng chính sách.

Các chương trình tín dụng chính sách cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội liên tục được ban hành. Tuy nhiên, các bộ ngành chủ quản không xây dựng đồng bộ giữa chính sách tạo lập vốn và chính sách cho vay. Do vậy, NHCSXH ln bị động trong quá trình triển khai nhiệm vụ mới.

Từ kết quả phân tích trên đây cho thấy, mọi bước đi của ngân hàng đều xuất phát từ nguồn vốn, mọi biến động cũng xảy ra từ nguồn vốn. Trong môi trường tài chính tiền tệ chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt với đặc thù hoạt động của mình chưa có tiền lệ với Việt Nam, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần có chiến lược huy động nguồn vốn huy động bổ sung sâu sắc hơn, hướng vào mục tiêu ổn định, bền vững để chủ động đối phó với mọi tình huống. Điều này không chỉ từ nỗ lực trong nội bộ ngân hàng, mà cịn cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích sâu sắc để có những thay đổi chiến lược về cơ chế chính sách tạo lập nguồn vốn bổ sung cho ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan

Ngân hàng chưa hoạch định được chiến lược huy động vốn thật sự rõ ràng và phù hợp. Bộ phận tín dụng của ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ về tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao, dù rằng ngân hàng đã có những nhất định theo hướng này.

Tỷ trọng vốn huy động của NHCSXH thấp cho dù có mạng lưới rộng khắp cả nước nhưng nền tảng công nghệ ngân hàng chậm được đổi mới, nâng cấp. Vì vậy, chưa triển khai được các dịch vụ ngân hàng, chưa ứng dụng để triển khai các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Chưa thu hút được các nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên thị trường.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân viên về cơng tác huy động vốn cịn chưa đầy đủ, chưa phù hợp. Chưa xác định đúng lợi ích, ý nghĩa của việc huy động vốn nên chưa tích cực triển khai, chỉ làm cho đủ chỉ tiêu, kế hoạch hoặc chỉ tích cực thực hiện vào thời điểm cuối năm…Lãnh đạo chưa có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực thi đua huy động vốn trong cán bộ.

Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, tìm hiểu nhu cầu người gửi tiền của cán bộ cịn thụ động. Hầu hết khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ chưa thực sự tìm hiểu sâu sát nhu cầu từng khách hàng, cũng như chưa chủ động tìm kiếm, thu hút khách hàng về giao dịch.

Công tác tuyên truyền, giới thiệu chủ yếu là truyền thống theo cách phát tờ rơi và tuyên truyền trực tiếp tới chính quyền, người dân khi NH gặp khách hàng tại các buổi giao dịch tại xã, tại hội nghị hoặc khi tập huấn, chưa có hình thức quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại để thu hút KH dẫn đến chưa thu hút được nhiều người gửi tiền tiết kiệm tại trụ sở NHCSXH. Việc vận động, đôn đốc, giám sát và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)