1.4.1. Quan điểm về phát triển nguồn vốn của ngân hàng
Để hiểu rõ phát triển nguồn vốn của ngân hàng là gì cần dựa trên khái niệm về phát triển và khái niệm về nguồn vốn.
Theo Từ điển tiếng Việt, phát triển có nghĩa là q trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn về mọi mặt.
Theo giáo trình Ngân hàng thương mại - Học viện Ngân hàng, 2014 “Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.” Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác.
Như vậy theo quan điểm của tác giả phát triển nguồn vốn của ngân hàng là q trình hồn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng nhằm tạo ra sự tiến bộ, sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, sự ổn định của nguồn vốn để có thể thực hiện hiệu quả hoạt động đầu tư, cho vay và các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng.
Theo quan điểm như vậy có thể đánh giá sự phát triển nguồn vốn của ngân hàng theo bằng các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.
1.4.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn vốn của ngân hàng
1.4.2.1. Tiêu chí định tính
Có thể đánh giá sự phát triển nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu định tính như mức độ đa dạng của các hình thức huy động vốn
Hình thức huy động vốn là những cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn. Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều. Vì vậy độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các ngân hàng.
Sự đa dạng các công cụ huy động được thể hiện trước hết là ở số lượng các công cụ ngân hàng sử dụng. Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu chiến lược kinh doanh, mỗi ngân hàng đưa ra những loại công cụ huy động. Thực tế, số lượng các cơng cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thu hút được vốn, tuy nhiên số lượng các công cụ huy động vốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng nhiều công cụ huy động vốn khơng hồn tồn đồng nghĩa với việc cơng tác huy động vốn của ngân hàng đó có hiệu quả tốt, mà nó chỉ được coi là có hiệu quả khi những cơng cụ đó thực sự thích hợp với ngân hàng. Cụ thể đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên ngân hàng có trình độ cao thì ngân hàng nên đa dạng hố các loại cơng cụ huy động vốn.
Đa dạng về số lượng các công cụ là chưa đủ, mà ngân hàng phải đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa. Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Do vậy, để công tác huy động vốn của ngân hàng thực sự đạt được hiệu quả cao, ngân hàng cần phải tính tốn, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở năng lực bản thân đưa ra các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn,
loại tiền. Nếu những ngân hàng có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải lớn, hay nếu có chiến lược sử dụng vốn để cho vay dài hạn thì cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.
Mức độ hài lòng của khách hàng
Chỉ tiêu này được đánh giá trên các yếu tố bao trùm toàn bộ hoạt động của ngân hàng như: qua các quy trình làm việc của ngân hàng, khi khách hàng tiếp xúc với ngân hàng để giao dịch và sử dụng các dịch vụ kèm theo của ngân hàng... Trong các yếu tố này có yếu tố thể hiện trình độ chun mơn của nhân viên ngân hàng, có yếu tố phụ thuộc vào kỹ năng, thái độ phục vụ cũng như tác phong lịch sự của người cung cấp dịch vụ, nhưng cũng có nhiều yếu tố không liên quan đến con người như cách bài trí nơi giao dịch, cơng nghệ ngân hàng sử dụng và bản thân sản phẩm khách hàng sử dụng. Việc đáp ứng được các kỳ vọng của các khách hàng sẽ khiến khách hàng muốn đến giao dịch hơn với ngân hàng, qua đó hoạt động huy động vốn từ khách hàng sẽ tốt hơn.
1.4.2.2. Tiêu chí định lượng
Tiêu chí định lượng đánh giá sự phát triển nguồn vốn của ngân hàng là: quy mô nguồn vốn, tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn phù hợp, chi phí vốn hợp lí.
+ Chỉ tiêu: quy mơ nguồn vốn: là chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn về mặt khối lượng. Có thể đánh giá sự phát triển của quy mơ nguồn vốn bằng phương pháp so sánh toán học.
So sánh tuyệt đối: thể hiện mức độ thay đổi tổng nguồn vốn thông qua
chênh lệch nguồn vốn của kỳ so sánh và kỳ gốc.
∆ nguồn vốn = ∑nguồn vốn kỳ so sánh - ∑ nguồn vốn kỳ gốc Khi ∆ nguồn vốn dương nghĩa là nguồn vốn kỳ so sánh lớn hơn nguồn vốn của kỳ gốc hay là nguồn vốn kỳ so sánh đã có sự tăng trưởng về mặt quy mô so với nguồn vốn tại kỳ gốc.
của kỳ gốc hay là nguồn vốn kỳ so sánh đã bị giảm về mặt quy mô so với nguồn vốn tại kỳ gốc.
Khi ∆ nguồn vốn = 0 nghĩa là nguồn vốn kỳ so sánh bằng nguồn vốn của kỳ gốc hay là nguồn vốn đã khơng có sự thay đổi qua các kỳ.
+ So sánh tương đối: đơn vị của so sánh tương đối là (%), mục đích của so sánh tương đối là xác động thái của chỉ tiêu so sánh.
Số tƣơng đối = (∑nguồn vốn kỳ so sánh/∑nguồn vốn kỳ gốc) * 100%
Khi kết quả số tương đối thái lớn hơn 100% nghĩa là nguồn vốn kỳ so sánh đã có sự tăng trưởng và mức độ tăng trưởng là giá trị của số tương đối.
Khi số tương đối nhỏ hơn 100% nghĩa là nguồn vốn kỳ so sánh đã bị suy giảm và mức độ suy giảm = 100% - giá trị của số tương đối.
Khi số tương đối động thái bằng 100% nghĩa là nguồn vốn khơng có sự thay đổi nào.
Như vậy một nguồn vốn có sự phát triển là một nguồn vốn có ∆ nguồn vốn > 0 và số tương đối lớn hơn 100%.
Sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn là sự tăng về khối lượng tổng nguồn vốn của ngân hàng và sự tăng trưởng này đòi hỏi sự tăng trưởng của các loại vốn thành phần: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác. Sự tăng lên của các thành phần vốn này có thể xác định cũng bằng phương pháp toán học so sánh đã nêu ở trên. Sự tăng trưởng của vốn thành phần góp phần làm tăng trưởng quy mơ nguồn vốn nói chung đồng thời cũng làm thay đổi tỷ trọng của loại hình vốn đó trong tổng nguồn, và làm thay đổi cơ cấu của nguồn vốn.
+ Chỉ tiêu: Tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng nguồn vốn thành phần = Vốn thành phần/tổng nguồn vốn.
Sự thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn vốn. Đối với từng loại vốn khác nhau sẽ có tính chất khác nhau về nguồn gốc hình thành, thời hạn duy trì, chi phí vốn. Tùy thuộc vào từng tính chất này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn vốn của ngân hàng. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội khi đánh giá cơ cấu nguồn vốn cần xem xét đến tỉ trọng vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn ủy thác, vốn huy động và vốn khác. Để qua đó có thể đánh giá xem cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đã phù hợp hay chưa và việc xem xét các chỉ tiêu này có thể tìm ra thế mạnh của ngân hàng trong quá trình tạo lập nguồn vốn và qua đó cũng có thể đánh giá xem cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng như thế đã ổn định và phù hợp chưa.
Đối với hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội cơ cấu nguồn vốn hợp lí là cơ cấu nguồn vốn mà trong đó nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước giảm. Hay nói cách khác là ngân hàng có khả năng tự chủ về tài chính khi thực thi các chương trình tín dụng chính sách. Ngồi ra, cơ cấu phải ổn định thể hiện ở các thành phần vốn huy động có thời hạn dài và lãi suất thấp.
+ Chỉ tiêu: chi phí vốn
Chi phí vốn là tồn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong q trình huy động vốn. Chi phí vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.
Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngồi ra là các chi phí phi lãi như: Chi phí lương cơng nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng, …
Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường
phí vốn thì ngân hàng phải đạt được những tiêu chí sau:
Thứ nhất: tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho
vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu.
Thứ hai: Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro
cao vì sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngắn hạn thường có chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổn định hơn. Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất
Các ngân hàng thường xác định chi phí vốn thơng qua hai chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình qn và tỷ lệ chi phí lãi thu được từ hoạt động tín dụng/chi phí lãi huy động.
Chi phí trả lãi bình qn = (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình qn giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả, nguồn vốn phát triển tốt.
Tỷ lệ chi phí lãi thu đƣợc từ hoạt động tín dụng/chi phí lãi huy động.
Tỷ lệ này phản ánh mức chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động và thu lãi cho vay. Tỷ lệ lớn hơn 1 và càng cao chứng tỏ mức chênh lệch lớn ngân hàng có thể thu được lợi nhuận tốt.
chỉ tiêu này để đánh giá vì tín dụng chính sách thường được quy định mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường và thường thấp hơn lãi suất huy động. Do đó thay vì chỉ tiêu này việc đánh giá chi phí vốn Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ sử dụng chỉ tiêu về mức cấp bù chênh lệch lãi suất. Chi tiết cụ thể về những quy định liên quan đến mức cấp bù chênh lệch lãi suất được quy định cụ thể trong quy chế quản lí tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội . Trong điều kiện quy mô nguồn vốn không đổi mức cấp bù chênh lệch lãi suất giảm tức là hoạt động huy động vốn hiệu quả và nguồn vốn phát triển tốt. Có thể đánh giá mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm bằng phương pháp so sánh toán học, tương tự như cách đánh giá quy mơ nguồn vốn đã nói trên.
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn vốn
1.4.3.1. Nhân tố khách quan a, Môi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng chịu sự điều chỉnh rất lớn của mơi trường pháp lý. Có những văn bản quy phạm pháp luật tác động trực tiếp như: Luật các tổ chức tín dụng (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Những văn bản này có thể quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay đối với khách hàng…
Chính sách tiền tệ quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng, thể hiện trên các khía cạnh cụ thể như:
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu của chính sách tiền tệ gồm: kiểm sốt lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tùy thuộc vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng sẽ khác nhau. Ví dụ, khi lạm phát tăng cao, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi
suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng huy động dễ dàng hơn. Hoặc Nhà nước với chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động hơn do nguồn tiền nhãn rỗi được sử dụng phần nhiều cho đầu tư sản xuất. Hoặc Nhà nước có chính sách khuyến khích thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt, người dân mở tài khoản tại ngân hàng nhiều, tạo điều kiện để ngân hàng thu hút nguồn vốn.
- Việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ
Trong q trình vận hành các cơng cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, mỗi một công cụ đều tác động đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng cụ thể:
+ Lãi suất chiết khấu: Ngân hàng Trung ương thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu. Nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát thì Ngân hàng Trung ương cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất tái chiết khấu cao. Theo đó, hạn chế việc ngân hàng vay Ngân hàng Trung ương. Để mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ, Ngân hàng Trung ương áp dụng một lãi suất tái chiết khấu để khích lệ hay hạn chế các ngân hàng thương mại trong việc đi vay vốn Ngân hàng Trung ương.
+ Dự trữ bắt buộc khi tăng - giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức là Ngân hàng Trung ương cho hoặc không cho các Ngân hàng Thương mại sử dụng khối lượng tiền trung ương bị coi là thiếu hay dư thừa, tức là thắt chặt hoặc nới lỏng khả năng tạo tiền của các Ngân hàng Thương mại.