Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 88)

3.2. Hệ thống giải pháp phát triển nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn

3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn

Nguồn vốn hiện tại của Chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn từ Trung ương. Để nâng cao tính chủ động trong vấn đề nguồn vốn, Chi nhánh cần tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư. Khai thác nguồn lực tài chính trong dân cư, tạo điều kiện để người dân có thêm kênh đầu tư tài chính của mình dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm. Khi đặt vấn đề này, cịn có nhiều ý kiến khác nhau, có luồng ý kiến cho rằng, tín dụng ưu đãi là của Nhà nước, do vậy vốn để thực hiện chính sách phải từ nguồn vốn ngân sách, việc huy động vốn trong cộng đồng dân cư nên để dành cho các Ngân hàng Thương mại thực hiện. NHCSXH ra đời muộn, bộ máy năng lực cán bộ và cơ sở vật chất không đáp ứng, địa bàn NHCSXH chủ yếu ở khu vực nơng thơn, miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn thì khả năng huy động cũng khơng nhiều, chi phí

huy động vốn cao. Vì vậy, đặt vấn đề huy động vốn trong cộng đồng dân cư đối với ngân hàng này là không thực tế và không phù hợp.

Tuy nhiên, về lâu dài, để chủ động triển khai nhiệm vụ hướng đến một ngân hàng hoạt động ổn định bền vững, NHCSXH nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của Nhà nước về nguồn vốn về tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, ngân sách Nhà nước có hạn, nếu NHCSXH khơng chủ động, linh hoạt triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong dân cư sẽ không đủ vốn cho mục tiêu tăng trưởng và thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Việc huy động vốn trong dân cư được đặt vấn đề dưới nhiều khía cạnh: địa bàn bàn huy động, hình thức huy động.

Xét về địa bàn thực hiện huy động vốn, Chi nhánh cần triển khai ở cả thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tại địa bàn thành phố, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố, các trung tâm huyện, thị xã, khu vực tập trung đông dân cư, nhà máy, khu công nghiệp cần tập trung huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi của người dân. Ở địa bàn nơng thơn, đây là địa bàn hoạt động chính của NHCSXH ngồi việc triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, NHCSXH cần đẩy mạnh việc huy động vốn, phải coi đây là thị trường chính. Mặc dù với người dân nông thôn, thu nhập thấp, nguồn tiền gửi vào ngân hàng chủ yếu xuất phát từ ý thức tiết kiệm chi tiêu, dành dụm, tích cóp để sử dụng cho những công việc lớn, lâu dài trong gia đình như cho con cái học hành, chữa bệnh, làm nhà, mua sắm, phương tiện sinh hoạt… Tuy nhiên, với phương châm “tích tiểu thành đại”, số vốn huy động từ nguồn lực này không phải là nhỏ.

Với tổ chức mạng lưới và đặc thù phương thức tín dụng thông qua hoạt động ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH có lợi thế lớn. Bởi NHCSXH có mạng lưới tổ chức rộng khắp từ trung ương đến cấp huyện, có các điểm giao dịch đến tận xã, phường và mạng lưới Tổ TK&VV đến thôn,

bản, ấp. Thông qua các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp, Chi nhánh hồn tồn có thể sử dụng để mở rộng địa bàn huy động vốn. Việc mở rộng địa bàn huy động vốn về nông thôn, một mặt phù hợp với điều kiện thực tế của NHCSXH, mặt khác phù hợp với định hướng của ngành ngân hàng là khuyến khích tập trung đầu tư tín dụng và các dịch vụ tài chính phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Trong điều kiện các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung đầu tư cho các khu cơng nghiệp và các khu vực đơng dân cư, thì việc cả nguồn vốn tín dụng, cả việc phát triển đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cư về địa bàn nông thôn là hướng đi phù hợp đối với NHCSXH. Với kinh nghiệm thực tế đã làm về huy động tiết kiệm đối với người nghèo ở nông thôn, việc trực tiếp giao dịch, đem các dịch vụ tài chính về nơng thơn, huy động tiền gửi từ dân cư nông thơn, chấp nhận cả những món tiền gửi nhỏ lẻ là hồn tồn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần có cơ chế nghiệp vụ rõ ràng, có quy trình quản lý, kiểm sốt chặt chẽ, đặc biệt là cơ chế ủy thác, ủy nhiệm thu tiết kiệm cho các đơn vị nhận dịch vụ ủy thác để tránh hiện tượng xâm tiêu chiếm dụng vốn. Đồng thời, phải có sự hỗ trợ tích cực từ cơng nghệ thông tin cho phần mềm quản lý, kế toán giao dịch, đặc biệt là kế toán giao dịch trực tiếp tại các điểm giao dịch tại xã, phường… Việc mở rộng địa bàn huy động vốn đến khu vực nơng thơn, từ đó tăng huy động nguồn lực trong dân cư khơng những có ý nghĩa về tưng nguồn lực tài chính cho Chi nhánh mà cịn tạo ra mơi trường lành mạnh trong việc ngăn chặn nạ “tín dụng đen” đã và đang xảy ra trong thời gian qua, góp phần ổn định xã hội, ổn định cuộc sống ở nông thôn.

3.2.1.2. Tập trung vào sản phẩm huy động tiết kiệm từ tổ TK&VV

Trong tất cả các sản phẩm huy động vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay sản phẩm tiết kiệm tại tổ TK&VV là sản phẩm phù hợp nhất với NHCSXH.

Khả năng tiếp cận- chi phí giao dịch thấp. NHCSXH khơng tính phí bất kỳ khoản phí dịch vụ hoặc yêu cầu bất kỳ số dư tối thiểu nào đối với người gửi, đặc biệt là so với các Ngân hàng thương mại. Hơn nữa, dịch vụ (tiền gửi và rút tiền) được thực hiện ngay gần nơi ở của khách hàng do đó hầu như khách hàng khơng phải tốn chi phí đi lại, nhất là đối với những vùng miền núi việc đi lại dù chỉ là đến trụ sở UBND xã có thể mất cả ngày , do đó giảm được nhiều chi phí cơ hội cho khách hàng.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có mạng lưới rộng lớn: Hội sở tỉnh, 08 Phòng Giao dịch cấp huyện, 145 điểm giao dịch xã và 2.436 Tổ TK&VV hoạt động tại các tổ dân phố, thôn, bản. Bằng cách này, Chi nhánh chính là là tổ chức tín dụng gần nhất với bất kỳ khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ Sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV.

Thời gian linh hoạt: Thời gian giao dịch gần như là 24/7 vì họ có thể đến gửi tiền và rút tiền tại Tổ trưởng của họ bất cứ lúc nào thuận tiện cho họ, có thể là buổi tối hoặc trong giờ nghỉ trưa.

Yêu cầu tối thiểu thấp đối với tiết kiệm: NHCSXH quy định rằng khách hàng có thể tiết kiệm thậm chí từ 1.000 đồng, một số tiền rất nhỏ.

Uy tín tổ chức cao: Thỏa thuận ủy thác của NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cũng làm cho ngân hàng trở nên gần gũi hơn với cộng đồng. Hầu hết người dân ở khu vực nông thôn là thành viên của một trong bốn tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Hội nông dân.

Tính minh bạch: Quy trình huy động Sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV qua Tổ trưởng Tổ TK&VV khá minh bạch khi các Tổ trưởng nhận tiền và ghi chép tại cuốn sổ của mình và của khách hàng. NHCSXH sau khi nhận tiền gửi từ các Tổ trưởng lại xác nhận 1 lần nữa bằng cách thông báo số dư tiết kiệm công khai tại các điểm giao dịch.

Mặc dù có nhiều hạn chế như lãi suất thấp, chỉ giới hạn trong thành viên tổ TK&VV nhưng nếu được khai thác tốt sản phẩm này sẽ đem lợi ích lớn

cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Việc khai thác triệt để mạnh của ngân hàng là vô cùng cần thiết.

Một trong các giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới là: Phối hợp chặt chẽ giữa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và tín dụng chính sách xã hội để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể: gắn tín dụng chính sách xã hội với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế từ nông nghiệp; xây dựng cơ chế gắn kết tín dụng chính sách xã hội với quá trình triển khai dự án nhằm kết hợp được nguồn lực.Gắn các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm của Chương trình với tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm do NHCSXH triển khai; có cơ chế phối hợp để các chương trình cho vay về nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)