Đơn vị tính: triệu đồng
STT Năm
Vốn trung ƣơng Vốn địa phƣơng Nguồn vốn cân đối chuyển từ TW Nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đƣợc TW cấp bù lãi suất Nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phƣơng Nguồn vốn ủy thác từ chủ đầu tƣ khác 1 2018 2.160.816 321.682 75.148 2 2019 2.298.028 383.713 86.995 5.778 3 2020 2.412.375 468.101 108.845 5.778
Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh
2.2.2. Nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác
Xóa đói giảm nghèo nói chung là thực hiện kênh tín dụng cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội nói riêng địi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, việc ủy thác vốn từ ngân sách các địa phương để triển khai cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một giải pháp và việc làm thiết thực được đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập NHCSXH.
Vốn ngân sách cấp ủy thác địa phương, vốn huy động tăng dần. Điều đó cho thấy Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tìm kiếm, huy động vốn để chủ động triển khai các chương trình tín dụng mà khơng trong chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, khoản mục chi cho tín dụng chính sách chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều các khoản mục chi khác thì động thái đó của Chi nhánh NHCSXH được coi là một hướng đi đúng, phù hợp về mặt thực hiễn và cả lý thuyết với bản chất ngân hàng là “đi vay để cho vay”.
Ngày 22/11/2014 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong đó chỉ thị có nêu “Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội... Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ như:
- Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.
- Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.”
Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc kịp thời của các cấp các ngành, nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân sách địa phương chuyển qua cho Chi nhánh thực hiện có sự chuyển biến tăng trưởng rõ rệt từ tỉnh đến huyện. Nguồn vốn ủy thác địa phương góp phần khơng nhỏ giúp Chi nhánh thực hiện tốt các chương trình cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giúp người dân tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay hơn.