Giảm chi phí vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 89)

3.2. Hệ thống giải pháp phát triển nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng

3.2.2. Giảm chi phí vốn

Chi phí vốn của NHCSXH nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng cịn cao vì thế trong q trình phát triển nguồn vốn của ngân hàng việc giảm chi phí vốn là một vấn đề quan trọng. Nguồn vốn của NHCSXH có thể chia thành hai loại vốn là loại vốn có trả lãi và loại vốn khơng trả lãi. Việc muốn giảm chi phí vốn thơng qua việc giảm lãi suất huy động chỉ có thể áp dụng ở những sản phẩm huy động mà ngân hàng có lợi thế đặc biệt khơng thể thay thế. Đối với Chi nhánh thì sản phẩm tiết kiệm từ hộ nghèo thơng qua tổ tiết kiệm và vay vốn là có lợi thế này. Tuy nhiên rõ ràng là việc giảm lãi suất huy động sẽ làm lượng vốn huy động từ dân cư được đặc biệt là trong điều kiện trên địa bàn tỉnh Chi nhánh phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác.

Vì vậy việc giảm chi phí vốn của Chi nhánh nên tập trung ở việc tăng cường khai thác các nguồn vốn không phải trả lãi. Bằng cách chú trọng khai thác các nguồn vốn từ nước ngồi thơng qua các hiệp định tài trợ phát triển kinh kế, vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn ODA, Chi nhánh sẽ có thêm các nguồn vốn khơng phải trả lãi hoặc lãi suất thấp. Bên

cạnh đó Chi nhánh cũng cần tranh thủ nguồn vốn ủy thác của các địa phương, các hội đoàn thể.

Việc giảm chi phí khơng phải là lãi suất cũng là một cách để giảm chi phí nói chung và chi phí huy động vốn nói riêng. Chi nhánh cần có cơ chế khốn tài chính triệt để hơn nữa đối với các đơn vị nhằm tiết kiệm chi phí. Ngồi ra việc mở rộng các hình thức thanh tốn, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ chi hộ như thu - chi bảo hiểm, thu - chi lương... làm tăng nguồn thu cho Chi nhánh cũng là một cách để giảm chi phí vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)