Kết quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 60)

2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Thừa Thiên Huế

Sau hơn 18 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội cùng với sự nỗ lực của tập thể,

cán bộ viên chức, NHCSXH đã đạt được những kết quả quan trọng, thực hiện tốt chức năng là cơng cụ tài chính của Nhà nước trong việc cung cấp tín dụng chính sách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.

2.1.3.1. Tập trung được nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Tính đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn đạt 2.994.999 triệu đồng, tăng 220.485 triệu đồng so với năm 2019 và tăng 437.353 triệu đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trường bình quân hàng 03 năm liền đạt 8,1%.

Tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 2.988.780 triệu đồng, tăng 215.787 triệu đồng so với năm 2019, tăng trưởng 7,78%, trong đó nguồn vốn trung ương tăng 190.984 triệu đồng. Thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn trung ương năm 2020 đạt 96,1%.

Dư nợ tập trung chủ yếu vào 07 chương trình tín dụng lớn (chiếm 93% tổng dư nợ):

- Cho vay hộ nghèo: 143.580 triệu đồng chiếm 4,8% tổng dư nợ, giảm so với năm 2018 là 49.538 triệu đồng

- Cho vay hộ cận nghèo: 379.942 triệu đồng chiếm 12,7% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 119.142 triệu đồng

- Cho vay hộ mới thoát nghèo: 945.875 triệu đồng chiếm 31,6% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 39.088 triệu đồng

- Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn: 69.466 triệu đồng chiếm 2,3% tổng dư nợ, giảm so với năm 2018 là 13.856 triệu đồng

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 547.378 triệu đồng chiếm 16,3% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 89.506 triệu đồng

- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 460.457 tỷ đồng chiếm 15,4% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 96.778 triệu đồng

- Cho vay chương vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 226.521 triệu đồng chiếm 7,5% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 94.958 triệu đồng.

- Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100: 94.165 triệu đồng chiếm 3,1% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 74.166 triệu đồng

Với 18 chương trình tín dụng được thực hiện đã góp phần khơng nhỏ trong công tác thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, cịn nhiều chương trình nhận vốn ủy thác đầu tư của ngân sách các địa phương. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ, tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng, ngay tại xã, không qua cầu cấp trung gian, trước sư chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, của chính quyền và nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ.

- Doanh số cho vay năm 2020 là 1.285.439 triệu đồng, tăng 13.212 triệu đồng so với năm 2019, đáp ứng cho 34.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

- Doanh số thu nợ là 1.067.474 triệu đồng, tăng 14.849 triệu đồng so với năm 2019.

Chất lượng tín dụng khơng ngừng được cải thiện, nợ quá hạn là 2.430 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng so với đầu năm do hộ vay đi khỏi địa phương, tỷ lệ NQH đến 31/12/2020 là 0,08%, giảm 0,01% so với đầu năm.

Đến 31/12/2020, tồn Chi nhánh có 102 xã, phường, thị trấn khơng có nợ quá hạn trên tổng số 145 xã, chiếm 70,3% tổng số xã trong toàn tỉnh, tăng 08 xã so với năm 2019, riêng Phòng giao dịch NHCSXH Thị xã Hương Trà, khơng có nợ q hạn.

- Nợ khoanh đến 31/12/2020 là 457 triệu đồng, giảm 74 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ khoanh là 0,02%.

2.1.3.2. Hồn thiện mơ hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách

tướng Chính phủ, NHCSXH đã xây dựng được mơ hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp với điều kiên đặc điểm của Việt nam và các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu tập trung nguồn lực, tăng sử dụng vốn và tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Đặc điểm của tín dụng chính sách là vừa có tính chun môn cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi. Vì thế, bên cạnh bộ máy tác nghiệp trên 10.000 cán bộ, NHCSXH đã tổ chức bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Đồng thời, thực hiện phương thức ủy thác tín dụng thơng qua các tổ chức chính trị xã hội. Hiện có trên 6.000 cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước và hàng vạn cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có tín dụng chính sách. Trong thời gian qua, Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mưu hoạch định các chính sách về nguồn vốn và đầu tư tín dụng; đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách tại các địa phương trong cả nước. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV,tổ chức hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.

Đến 31/12/2020, tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý 2.982 triệu đồng dư nợ tín dụng, chiếm 99% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương thành lập được 2.436 Tổ TK&VV, 93.418 khách hàng, tổ chức được 145 điểm giao dịch tại xã. Tại các điểm giao dịch, tín dụng chính sách của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước cự chứng kiến của Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ

TK&VV và chính quyền xã nhờ đó đã hạn chế được việc thất thốt, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lịng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với hoạt động cảu NHCSXH.

Bảng 2.1. Bảng thống kê nguồn vốn các tổ chức chính trị xã hội tham gia quản lý

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

NGUỒN VỐN CÁC TỔ CHỨC HỘI QUẢN LÝ

Hội Phụ nữ Hội Nơng dân Cựu chiến binh Hội Hồ Chí Minh Đoàn TNCS 2018 1.498.627 763.907 173.292 111.741

2019 1.607.198 811.686 216.633 131.852

2020 1.698.644 860.829 258.045 165.110 Đến 31/12/2020, tại Chi nhánh Hội Phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn mà các tổ chức chính trị xã hội tham gia quản lý với 57%, tiếp theo đó là Hội nơng dân 29%, Hội Cựu chiến binh 8,5% và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chiếm 5,5% trên tổng nguồn vốn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi nhánh và các tổ chức chính trị xã hội nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh cũng như quản lý tốt được các nguồn vốn tránh thất thoát.

2.1.3.3. Tổ chức bộ máy tinh gọn

Quán triệt chủ trương tiết kiệm chi tiêu ngân sách, Chi nhánh đã hạn chế tăng biên chế cán bộ chuyên trách, thực hiện chế độ mỗi cán bộ chuyên sâu một công việc và biết nhiều việc để thay thế, kiêm nhiệm khi cần thiết, như: cán bộ tín dụng kiêm lái xe, cán bộ tín dụng có thể làm được kế tốn, thủ quỹ và ngược lại… Tổ chức thực hiện cơ chế khốn tài chính đến cơ sở tạo điều kiện giảm chi phí quản lý so với chi phí quản lý khi thực hiện cơ chế ủy thác cho các tổ chức tín dụng trước đây và thấp hơn định mức của Nhà nước.

Kết quả thanh tra, kiểm tra và kiểm toán hàng năm của các cơ quan chức năng (Kiểm toán nhà nước, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, các cơ quan của địa

phương) đã xác nhận những cố gắng của Chi nhánh trong công tác quản lý tài chính, chi tiêu đúng chế độ, chính sách và tiết kiệm.

Sau hơn một thập kỷ hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt 5 mục tiêu đề ra ban đầu là: (1) Tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước vào một đầu mối thống nhất, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhận lực và đảm bảo an sinh xã hội; (2) Tăng trưởng đầu tư vốn tín dụng chính sách của Nhà nước thơng qua việc nâng cao chất lượng tín dụng, rèn luyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để trả nợ đến hạn của người nghèo; (3) Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thương mại hoạt động theo đúng cơ chế thị trường; (4) Huy động được lực lượng tồn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo; (5) góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi tín dụng đen ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)