1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường vĩ mơ
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các DN hoạt động. Tất cả các hoạt động của DN như SXKD cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy từ đâu đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. DN phải chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với NLĐ như thế nào là do luật pháp quy định. Có thể nói
luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD của DN.
- Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố tác động rất lớn tới HQKD của DN. Nó bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mơ... tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế từ đó tác động đến DN thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Mơi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để DN ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình. Do đó, Nhà nước phải điều tiết các hoạt động đầu tư, chính sách vĩ mơ phải được xây dựng thống nhất và phù hợp với môi trường hiện tại, tránh phát triển theo hướng vượt cầu, hạn chế độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, tránh sự phân biệt đối xử giữa các DN, tạo mối kinh tế đối ngoại, tỷ giá hối đoái phù hợp qua đó sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD và ngược lại.
- Mơi trường văn hóa- xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định SXKD, quyết định phân phối hàng hóa, dịch vụ,... của DN. Theo đó, chúng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN một cách gián tiếp.
- Môi trường công nghệ: Sự tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ địi hỏi DN phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại tồn bộ tình hình hoạt động SXKD, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho DN.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Nền kinh tế nước ta đang là nền kinh tế thị trường. Tồn cầu hố kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam khơng thể đứng ngồi xu thế đó. Chúng ta hiện đã là thành viên của ASEAN, AFTA, APEC, WTO... Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội cũng như cả những thách thức cho mỗi DN. Để đứng vững trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thích ứng được với các điều kiện kinh doanh mang tính quốc tế, địi hỏi mỗi DN phải đẩy mạnh công tác quản lý SXKD.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM