Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 49 - 63)

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ mặt đất sân

2.2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh bộ phận

2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động a) Năng suất lao động

Trong giai đoạn năm 2016- 2019, VIAGS đã chủ động tìm kiếm các giải pháp nhằm tiết kiệm lao động như phân công lao động hợp lý, áp dụng trả lương sản phẩm, sử dụng linh hoạt các loại hình lao động chính thức, vụ việc, bán thời gian, dịch vụ thuê ngoài. Các giải pháp trên giúp lao động bình quân liên tục giảm trong các năm 2016 đến 2019. Đến ngày 1/1/2020, công ty tiếp nhận nhiệm vụ bán vé tại sân bay từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam, nên làm phát sinh thêm 55 lao động.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ĐV

T

: %

Hình 2.3: Biến động số lượng lao động của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam giai đoạn 2016- 2020

Đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, DT dự kiến giảm đến 48%. Cơng ty đã có chủ trương giảm lương cán bộ, áp dụng tối đa nghỉ phép, nghỉ không lương luân phiên đối với nhân viên, tiết giảm công làm việc nhưng không sa thải lao động, vẫn đảm bảo cho người lao động có mức thu nhập tối thiểu vùng để trang trải cuộc sống.

Bảng 2.10: Biến động NSLĐ giai đoạn 2016- 2020

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 1 NSLĐ (tính bằng DT) Triệu đồng/ người/ năm 409,56 471,63 521,24 580,32 303,86 2 Tốc độ tăng trưởng % - 15,15 10,52 11,33 -47,64 3 NSLĐ trung bình ngành Triệu đồng/ người/ năm 367,58 429,10 481,43 526,39 587,08

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016- 2020

Với số lượng lao động giảm không nhiều trong các năm 2016- 2019, cộng với việc gia tăng thêm 55 lao động trong năm 2020, trong khi đó, DT của cơng ty có biện động mạnh trong năm 2020, khiến cho NSLĐ năm này rất thấp so với các năm trước

3,999 3,937 3,927 3,811 3,866 3,700 3,750 3,800 3,850 3,900 3,950 4,000 4,050

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ĐV

T

: NG

Ư

đó. Nếu khơng xét đến năm 2020 thì có thể thấy, chỉ tiêu NSLĐ (tính bằng DT) của cơng ty tăng đều trong các năm từ 2017 đến 2019 với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 02 con số. Điều này cho thấy cơng ty đã sử dụng có hiệu quả lao động trong giai đoạn này. Tuy nhiên so sánh với NSLĐ trung bình ngành thì NSLĐ của cơng ty thời gian qua vẫn còn khá khiêm tốn.

b) Sức sinh lời bình quân của lao động

Sức sinh lời bình qn của lao động của cơng ty cho thấy xu hướng tăng khá tốt trong các năm 2016- 2019, từ 33,29 triệu đồng/ người/ năm năm 2016 tăng đều lên đến 52,02 triệu đồng/ người/ năm năm 2019, tương ứng với mức tăng 56,26%. Trong năm 2020 thì chỉ tiêu sức sinh lời bình qn của lao động cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng như nhiều chỉ tiêu tài chính khác của cơng ty trong năm này.

Bảng 2.11: Biến động sức sinh lời bình quân của lao động giai đoạn 2016- 2020

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020

1 Sức sinh lời bình quân của lao động

Triệu đồng/ người/ năm 33,29 42,52 47,81 52,02 0,17 2 Tốc độ tăng trưởng % - 27,72 12,42 8,81 -99,67 3 Sức sinh lời bình quân của lao động trung bình ngành

Triệu đồng/

người/ năm 33,73 41,68 48,12 54,81 0,34

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016- 2020

So sánh chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động với chỉ tiêu trung bình ngành cho thấy, chỉ tiêu của cơng ty khơng có nhiều sự khác biệt so với chỉ tiêu trung bình ngành. Về mặt con số tuyệt đối, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý của công ty nhận định rằng, mặc dù sức sinh lời bình qn của lao động có sự gia tăng trong 04 năm liền, nhưng vẫn còn ở mức thấp trong ngành.

c) Tỷ suất chi phí tiền lương trên DT

Tại VIAGS, tổng mức trả cho người lao động cũng tăng lên theo năm, theo đúng như yêu cầu tăng lương cơ bản của nhà nước. Mức trả ngày càng tăng cho thấy công

ty hiện tại có đủ khả năng để đảm bảo đời sống cho cán bộ cơng nhân viên. Điều này có được cũng nhờ tinh thần trách nhiệm của công nhân nhân viên rất cao và cơng ty ln có chính sách khuyến khích động viên kịp thời để nhân viên có động lực làm việc. Lượng công việc nhiều mang lại doanh thu lớn cũng khiến các nhân viên cảm thấy có trách nhiệm nhiều hơn trong cơng việc của mình.

Bảng 2.12: Quỹ lương và thu nhập bình qn của người lao động cơng ty trong giai đoạn 2016- 2020

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng Quỹ lương Triệu đồng 51.187 55.039 64.010 65.816 33.402 Tốc độ tăng trưởng % - 7,53 16,30 2,82 -49,25 2 Thu nhập bình quân/ tháng Triệu đồng/ người/ tháng 12,80 13,98 16,30 17,27 8,64 Tốc độ tăng trưởng % - 9,22 16,60 5,95 -49,97

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016- 2020

Thu nhập bình qn của cán bộ cơng nhân tương đối ổn định. Người lao động càng cảm thấy được quan tâm thích đáng, họ càng lao động hăng say và tạo ra được nhiều giá trị hơn. Tuy nhiên, mức tăng giảm trong thu nhập của người lao động cũng chưa đều đặn do ảnh hưởng của những yếu tố bất lợi tác động đến ngành hàng không trong những năm qua, đặc biệt là năm 2020.

Bảng 2.13: Biến động tỷ suất chi phí tiền lương trên DT giai đoạn 2016- 2020

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tỷ suất chi phí tiền

lương trên DT - 0,0313 0,0296 0,0313 0,0298 0,0284 2 Tốc độ tăng trưởng % - -5,15 5,50 -4,83 -4,45

3

Tỷ suất chi phí tiền lương trên DT trung bình ngành

- 0,0357 0,0311 0,0359 0,0309 0,0298

Do những chính sách khá linh hoạt về quản lý lao động trong giai đoạn này, mà tỷ suất chi phí tiền lương trên DT duy trì quanh mức 0,03, tức là 01 đồng DT của cơng ty trung bình cần khoảng 0,03 đồng tiền lương. Chỉ tiêu này tăng trong năm 2018 nhưng đã giảm dần trong các năm 2019 và 2020, điều đó cho thấy hiệu suất sử dụng lao động của DN ngày càng tốt lên. Như đã đề cập ở phía trước, mặc dù trong năm khó khăn 2020, nhiều hoạt động của cơng ty bị đình trệ, DT giảm, nên cơng ty đã có chính sách cho nhân viên ln phiên nghỉ không lương (nhưng không phải là thôi việc), điều này đảm bảo chi phí trả lương phù hợp trong bối cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, ngun nhân chính của thành cơng trong việc sử dụng lao động của công ty phải kể đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực khá được chú trọng trong những năm qua. Công ty luôn chủ động thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua Trung tâm đào tạo hiện tại của công ty. Trung tâm đào tạo thực hiện tổ chức đào tạo các kiến thức nhập ngành hàng không, các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đồng thời tổ chức tái đào tạo thường xuyên, liên tục các lao động khơng đạt chất lượng. Bên cạnh đó, cơng ty cịn thường xun tổ chức các khóa đào tạo trong và ngồi nước với các tổ chức đào tạo bên ngoài nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho người lao động và tạo nguồn cán bộ.

Như vậy qua 03 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của VIAGS trong giai đoạn 2016- 2020 cơ bản cho thấy biến động tích cực, ngoại trừ năm 2020 một số chỉ tiêu sụt giảm mạnh so với các năm trước do ngành hàng không bị tê liệt trong năm này trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Những năm qua, công ty đã thực hiện quản lý tài sản theo đúng quy định hiện hành của công ty và của Nhà nước.

Tổng tài sản của công ty trong các năm 2016- 2020 khơng có sự tăng hay giảm rõ rệt. Theo đó, tổng tài sản tăng từ 639.921 triệu đồng năm 2016 lên 735.714 triệu đồng năm 2017 và 835.476 triệu đồng năm 2018, sau đó giảm xuống 803.158 năm 2019 và đến năm 2020 giảm còn 714.510 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng trưởng của tài sản trong các năm từ 2016 đến 2018 là do giai đoạn này công ty đầu

tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, bên cạnh đó trong giai đoạn này, TSNH của công ty cũng tăng mạnh. Trong giai đoạn này, cơng ty đã cân đối dịng tiền tạo ra với nhu cầu cho các hoạt động SXKD, đầu tư và tài chính, đảm bảo thanh tốn kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn của công ty. Đến năm 2019, TSNH của công ty giảm mạnh do giảm khoản phải thu từ khách hàng. Trong các năm 2020, một số máy móc, trang thiết bị của cơng ty đã khấu hao hết, khiến cho TSCĐ của công ty giảm.

Bảng 2.14: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016- 2020

ĐVT: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

A TSNH 398.451 446.717 512.090 342.568 323.713

1 Tiền và các khoản tương

đương tiền 83.242 12.253 11.122 21.956 23.547 2 Các khoản phải thu ngắn

hạn 209.754 270.786 359.621 253.749 242.579 3 Hàng tồn kho 54.518 50.407 52.144 51.237 45.020 4 TSNH khác 50.937 113.271 89.203 15.626 12.567

B TSDH 241.470 288.997 323.386 460.590 390.797

1 Các khoản phải thu dài hạn 120 120 120 120 120 2 TSCĐ 191.798 239.075 272.023 394.280 345.998 3 Tài sản dở dang dài hạn 18.185 17.905 19.467 19.236 15.325 4 Đầu tư tài chính dài hạn 15.548 16.611 16.345 28.132 13.202 5 Tài sản dài hạn khác 15.819 15.286 15.431 18.822 16.152

Tổng cộng tài sản 639.921 735.714 835.476 803.158 714.510

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016- 2020

- TSNH của cơng ty chiếm trung bình khoảng 54% trong tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2016- 2020.

Giá trị của tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (13,01% năm 2016 và giảm chỉ còn từ 1,74% đến 3,43% các năm còn lại trong

tổng tài sản của cơng ty). Như vậy điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của cơng ty. Vì vậy, trong thời gian tới, cơng ty cần có những giải pháp cụ thể để tăng giá trị tiền và các khoản tương đương tiền của mình nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh toán các khoản nợ đến hạn và nâng cao năng lực cạnh tranh với các đơn vị khác trong ngành.

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong cơ cấu TSNH là thấp và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ việc quản trị khoản phải thu của công ty tương đối tốt, công nợ của khách hàng giảm.

Những năm qua, công ty cũng quản lý chặt chẽ số lượng hàng tồn kho, đảm bảo không bị ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí lưu kho; áp dụng chính sách chiết khấu thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tính thanh khoản và hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng; trích lập dự phịng phải thu dài hạn khó địi.

- TSDH đang có xu hướng gia tăng về số lượng và tỷ trọng trong tổng tài sản của cơng ty. Ngun nhân như đã trình bày ở trên, đó là Cơng ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam thời gia qua đã đầu tư nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của công ty. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng:

+ Dự án xây dựng Khu tập kết, trạm sửa chữa, bảo dưỡng, trạm cấp nhiên liệu phục vụ trang thiết bị mặt đất- giai đoạn 2.

+ Dự án xây dựng Khu tập kết, trạm sửa chữa, bảo dưỡng, trạm cấp nhiên liệu phục vụ trang thiết bị mặt đất- giai đoạn 3.

+ Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải cho khu trang thiết bị mặt đất của VIAGS Nội Bài.

+ Dự án Đầu tư phòng chờ khách hạng thương gia tại nhà ga T2 tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng: Dự án được khởi công xây dựng ngày 08/05/2019, đã thi cơng hồn thành và nghiệm thu vào ngày 08/07/2019. Ngày 23/9/2019, Cơng trình đã khai trương đưa vào hoạt động.

+ Các cơng trình phục vụ kỹ thuật mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất (A41): Công ty đang triển khai giai đoạn Chuẩn bị đầu tư Dự án, đã thực hiện xong bước 1

(ghi kế hoạch), hiện Công ty đang chờ ý kiến của Qn chủng Phịng khơng khơng quân về diện tích đất bị thu hồi.

+ Dự án hệ thống phịng cháy chữa cháy tại đội xe đưa đón tiếp viên và phi công và Dự án 2 thang thốt hiểm nhà điều hành, cơng trình hồn thành trong năm 2020.

+ Năm 2020, công ty đã ghi vào kế hoạch dự án xây dựng khu vực làm thủ tục khách hạng sang tại sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, dự kiến triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Dự án Các cơng trình phục vụ kỹ thuật mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất- giai đoạn II: dự án giai đoạn II còn lại là 17,837 tỷ đồng, đây là khoản chi phí cơng ty đã chi giải tỏa đền bù cho phần đất 1,045 ha bị thu hồi (năm 2016). Qn chủng Phịng khơng- Khơng qn đã có văn bản số 25/PTC-ĐV ngày 01/02/2019 thơng báo khi có Quyết định của Bộ Quốc phịng về việc bàn giao khu đất trên thì đơn vị nhận lại phần diện tích đất bị thu hồi có trách nhiệm trả lại số tiền giải toả đền bù cho VIAGS.

Thứ hai, đầu tư trang thiết bị:

+ Các dự án tiêu biểu cơng ty đã hồn thành từ năm 2016 tới nay: Dự án đầu tư 07 xe thang hành khách có mái che với Tổng mức đầu tư 29,7 tỷ đồng, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư mới năm 2017 và đã hoàn thành năm 2018; Dự án đầu tư 07 xe thang hành khách có mái che thuộc dự án đầu tư mới năm 2018 với tổng mức đầu tư 29,8 tỷ đồng, đã hoàn thành trong năm 2019; Dự án đầu tư 09 xe đầu kéo hàng hóa hành lý với tổng mức đầu tư 12,6 tỷ đồng; Dự án đầu tư 03 thiết bị cấp điện 180 KVA với Tổng mức đầu tư 11,6 tỷ đồng; Dự án đầu tư 08 xe băng chuyền hàng hóa hành lý với Tổng mức đầu tư 16,6 tỷ đồng; Dự án đầu tư 04 xe chở khách sân đỗ với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng; Dự án đầu tư 02 xe đầu kéo máy bay hạng III với tổng mức đầu tư là 17 tỷ đồng.

+ Các dự án tiêu biểu đã ký kết hợp đồng đang đợi nhà cung cấp giao hàng: Dự án đầu tư 3 thiết bị cấp khí lạnh với tổng mức đầu tư là 19,2 tỷ đồng; Dự án đầu tư 03 xe băng chuyền nối dài (hỗ trợ chất xếp máy bay chất xếp rời) tổng mức đầu tư là 17,4 tỷ đồng; Dự án đầu tư 3 xe đầu kéo máy bay hạng IV (towbarless) tổng mức đầu tư 42 tỷ đồng; Dự án đầu tư 1 xe cấp nước sạch tổng mức đầu tư 3,6 tỷ đồng; Dự án

đầu tư 01 thiết bị cấp khí lạnh 110-115 tấn tổng mức đầu tư 8,3 tỷ đồng; Dự án đầu tư 100 Dolly tải trọng 7 tấn tổng mức đầu tư 9,4 tỷ đồng.

Thứ ba, đầu tư ra ngoài DN, hợp tác kinh doanh:

+ Trong năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 232A/NQ-HĐQT/TCTHK ngày 05/02/2016 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam-CTCP và Quyết định số 31/QĐ-HĐTV/VIAGS ngày 06/05/2016 đã được Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam phê duyệt, Công ty đã tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)