3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam đến năm 2025 sân bay Việt Nam đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam đến 2025
Mục tiêu chung: Công ty phấn đấu trở thành DN mạnh có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam và trong khu vực Châu Á; có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ mặt đất sân bay; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của cơng ty, SXKD có lãi; bảo toàn và phát triển vốn của CSH đầu tư tại công ty và vốn của cơng ty đầu tư tại các DN khác; hồn thành các nhiệm vụ do CSH giao.
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam đến 2025
Để thực hiện các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, công ty đã xây dựng định hướng phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường đến các khu vực lân cận cũng như thống nhất, đồng bộ hoá tiêu chuẩn dịch vụ bốn sao của Tổng Công ty và của các Hãng hàng khơng khách hàng.
3.1.2.1. Về mơ hình quản trị doanh nghiệp
- Loại hình DN: Cơng ty TNHH MTV. Trong giai đoạn 2022- 2023, công ty dự kiến chuyển sang hình thức CTCP (theo Nghị quyết 10-NQ/DUTCT ngày 30/10/2020 về định hướng cơ cấu lại danh mục đầu tư, sở hữu vốn và tài chính nhằm phục hồi và nâng cao năng lực tài chính của TCT giai đoạn 2020- 2025).
- Đề xuất cơ cấu thành viên góp vốn, phần vốn góp và tỷ lệ sở hữu của Tổng cơng ty tại DN: ít nhất 51% vốn góp từ Tổng Cơng ty Hàng khơng Việt Nam- CTCP - Mơ hình tổ chức, bộ máy và cơ chế quản lý, điều hành: Công ty đề xuất triển khai theo Đề án thành lập.
3.1.2.2. Về ngành nghề kinh doanh; sản phẩm dịch vụ cung ứng; nhà cung cấp, khách hàng
- Về ngành nghề kinh doanh: Công ty xây dựng phương án vẫn giữ theo ngành nghề kinh doanh hiện tại đã được Tổng Công ty phê duyệt tại Đề án thành lập và tiếp tục nghiên cứu, phát triển và chú trọng nâng cao hiệu quả các sản phẩm dịch vụ chính của cơng ty.
- Đối tượng khách hàng và chính sách sản phẩm, dịch vụ: Cơng ty xây dựng các phương án như sau:
+ Nâng cao, đồng nhất chất lượng dịch vụ phục vụ Vietnam Airlines cũng như phục vụ các Hãng hàng không khách hàng tại các khu vực hoạt động của cơng ty.
+ Thường xun đánh giá, phân tích, phân nhóm khách hàng nhằm chú trọng các đối tượng khách hàng mang lại DT, HQKD cao, khách hàng tiềm năng và các nhóm khách hàng truyền thống.
+ Xây dựng các chính sách phát triển sản phẩm phù hợp, đồng nhất nhằm thoả mãn từng nhu cầu cụ thể của các Hãng hàng không khách hàng.
+ Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào: Công ty xây dựng phương án sử dụng hàng hoá, dịch vụ đầu vào từ các nhà cung cấp có uy tín, có kinh nghiệm, đảm bảo năng lực cung cấp và chất lượng hàng hố, dịch vụ. Đồng thời, cơng ty chú trọng việc nghiên cứu, tìm kiếm và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào, sử dụng hiệu quả nguồn lực cũng như ưu tiên tìm kiếm, phối hợp với các DN có vốn góp của Tổng Cơng ty.
3.1.1.3. Về đầu tư
Chiến lược đầu tư của công ty là đẩy mạnh và tăng cường phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
- Với chiến lược đẩy mạnh đầu tư phát triển chiều sâu, công ty dự kiến sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao tính chủ động trong cơng tác phục vụ.
- Với chiến lược đẩy mạnh phát triển chiều rộng, công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng và phát triển thị trường bằng việc đầu tư vốn thành lập công ty phục vụ mặt đất.
3.1.1.4. Phát triển, mở rộng thị trường
- Giai đoạn 2021- 2023: Phát triển phạm vi hoạt động nội địa là phạm vi hoạt động chính, đem lại LN chủ yếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ mặt đất của cơng ty. Phủ sóng phạm vi hoạt động tại các sân bay trọng điểm phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải và du lịch chung của cả nước, đảm bảo hỗ trợ tích cực cho kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế.
- Giai đoạn 2024- 2025: Nghiên cứu phát triển phạm vị hoạt động quốc tế khu vực tiểu vùng CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và Đơng Bắc Á là thị trường có ý nghĩa chiến lược lâu dài, được nghiên cứu phát triển thận trọng và có chọn lọc trên cơ sở bảo đảm hiệu quả hoạt động chung tồn cơng ty. Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thị trường cần thiết đảm bảo các mục tiêu kinh doanh về thị phần, DT cũng như các chỉ tiêu chính khác.
3.1.1.5. Về vốn kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động phục vụ sản xuất và hoạt động đầu tư, mở rộng phát triển. Phân kỳ thực hiện đầu tư, tiến độ giải ngân linh hoat, hợp lý nhằm hạn chế gia tăng áp lực về vốn cũng như đảm bảo công tác đầu tư thực hiện theo kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi hiệu quả từ việc tận dụng nguồn vốn thực hiện các Hợp đồng tiến gửi có kỳ hạn; hạn chế sử vốn vay, tiết kiệm chi phí; thực hiện các Hợp đồng thấu chi.
- Tận dụng lợi thế và tín nhiệm của Tổng Cơng ty Hàng khơng Việt Nam- CTCP khi thương thảo, đàm phán với các tổ chức tín dụng.
- Phối hợp, đàm phán với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP và các Đơn vị thành viên Tổng Công ty về việc nghiên cứu các giải pháp, phương án tín dụng nhằm tiết kiệm chi phí.
3.1.1.6. Về phát triển nguồn nhân lực
- Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có: - Phát triển nguồn nhân lực:
+ Chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài về làm việc.
+ Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi cịn trên ghế nhà trường.
+ Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với cơng việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với cơng ty.